Thứ, 08/04/2024, 08:30 AM

Bí quyết cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc ở đời

Hỏi: Chúng ta thường chúc nhau vui vẻ, nhưng để đạt được điều này, ai cũng nghĩ rằng nó rất khó khăn. Thầy có bí quyết nào để giúp mọi người tự cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc dễ hơn không?

Chánh niệm, tỉnh giác, ý thức những điều may mắn mình đang có, là cách tự mình chế tác hạnh phúc, để tự hưởng thụ, tự vui sống mỗi ngày.

Chánh niệm, tỉnh giác, ý thức những điều may mắn mình đang có, là cách tự mình chế tác hạnh phúc, để tự hưởng thụ, tự vui sống mỗi ngày.

Phật dạy sống phải có niềm vui

Đáp: 

Ngay cảm bản thân tôi cũng có lúc gặp khó khăn, phiền não, tuyệt vọng, nhưng tôi luôn biết cách vượt qua nó nhờ hiểu và ứng dụng những lời Phật dạy.

Phật dạy rằng, cuộc sống này có vô vàn điều mầu nhiệm, diệu kỳ; Ngày thường vì ta sống quá vội vàng, hối hả nên bỏ quên, không cảm nhận được đấy thôi.

Mỗi buổi sáng khi thức dậy, ta ý thức rằng mình còn có thể bắt đầu một ngày mới với những kế hoạch vì chúng ta vẫn còn sống khỏe mạnh, đó là diễm phúc thật lớn nếu ta hiểu rằng, sáng nay, có hàng ngàn người trên thế giới vừa mới tắt thở, hàng ngàn người khác đang thở ôxy…

Ta bước vào nhà vệ sinh, đánh răng rửa mặt, vừa nhấn nút, nước từ đâu đâu tuôn trào mát lạnh, ta sẽ thấy hạnh phúc khi hiểu rằng ở châu Phi, có những nơi người ta phải đi vài chục cây số để có được một ít nước đục ngầu.

Đánh răng, ta nhìn vào gương mỉm cười thấy mình còn nguyên hàm răng để đánh, để chăm sóc và tỏa sáng với nụ cười, rồi ta hiểu ra rằng có hàng triệu người ước có được hàm răng như thế…!

Ta đi bộ ngoài công viên, hít thở khí trời tự do thoải mái, ta đâu biết có hàng triệu người bị mất tự do, bị giam giữ trong các nhà tù mong ước điều ấy.

Nhìn những đóa hoa ngọn cỏ bên đường, ta phát sinh niềm vui khi biết rằng, trên hàng ngàn cây số vuông của sa mạc nóng bức, những vùng bán sa mạc, đó là điều không bao giờ xảy ra…, có rất nhiều điều tương tự như thế. Vui vẻ và hạnh phúc luôn luôn ở bên cạnh và thuộc về bạn.

Ngoài ra, để cuộc sống không già nua, chúng ta có thể:

Sống đến đâu học hỏi đến đó, người thích học hỏi sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu, đọc sách đến đó, người thích đọc sách sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu vận động đến đó, người thích vận động sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu chăm chỉ đến đó, người thích sự chăm chỉ sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu mơ ước đến đó, người thích ước mơ sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu mỉm cười đến đó, người thích mỉm cười sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu vui vẻ đến đó, người thích sự vui vẻ sẽ không bao giờ già.

Sống đến đâu yêu thương đến đó, người có lòng yêu thương sẽ không bao giờ già...

Chánh niệm, tỉnh giác, ý thức những điều may mắn mình đang có, là cách tự mình chế tác hạnh phúc, để tự hưởng thụ, tự vui sống mỗi ngày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm