Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/03/2019, 15:25 PM

Bí quyết sống khỏe, sống yêu đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến trên thế giới bởi những giáo lý về hoà bình, niềm yêu cuộc sống, yêu con người và sự thanh thản trong tâm hồn. Những giáo lý này bắt nguồn từ tâm linh đạo Phật, nhưng bất kỳ ai, thuộc bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng có thể chiêm nghiệm và áp dụng.

>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Những thói quen buổi sáng của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bài liên quan

Có một điểm tương đồng về thói quen buổi sáng của Đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà lãnh đạo lừng danh phương Tây như Jeff Bezos, Bill Gates, Tim Cook hay Barack Obama là họ đều dành thời gian cho thiền định. Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên trong ngày của Ngài là thiền và cầu nguyện. Đối với Ngài, hoạt động này sẽ được thực hiện thêm ít nhất hai lần trước khi nghỉ ngơi vào buổi tối.

Trong cuốn "108 lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma", Ngài có nói: "Sinh hoạt hằng ngày của tôi bắt đầu từ 3 giờ hoặc 3 rưỡi sáng. Vừa thức giấc là tôi nghĩ ngay đến Đức Phật và niệm những lời tôn vinh Ngài do nhà hiền triết Long Thụ viết. Hai tay chắp lại, tôi xướng lên những lời thật đẹp ấy, nửa phần thì kính cẩn nhưng nửa phần thì vẫn còn mơ màng. Là một nhà sư Phật Giáo vừa thức giấc là tôi bước đến bàn thờ để lễ Phật. Nhằm chuẩn bị cho một ngày trước mặt, tôi phát động tình nhân ái và lòng từ tâm trong tâm thức tôi hướng về tất cả chúng sinh. Sau đó tôi ngồi xuống để thiền định".

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến và tôn thờ trên toàn thế giới bởi những giáo lý về hoà bình, niềm yêu cuộc sống, yêu con người và sự thanh thản trong tâm hồn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến và tôn thờ trên toàn thế giới bởi những giáo lý về hoà bình, niềm yêu cuộc sống, yêu con người và sự thanh thản trong tâm hồn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đi dạo mỗi sáng quanh nơi ở của mình. Kể cả trong những chuyến du lịch hoặc viếng thăm, Ngài cũng không bao giờ bỏ qua thói quen này. Trong trường hợp thời tiết xấu, Ngài sẽ dùng máy chạy bộ để thay thế. Hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trên chiếc máy chạy bộ lúc 4 giờ sáng nghe có vẻ "hóm hỉnh", nhưng nó còn thể hiện rằng Ngài là người luôn lập ra kế hoạch dự phòng để tránh mất tập trung và ngắt quãng thói quen sinh hoạt.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dùng bữa sáng trước lần cầu nguyện và thiền định thứ hai trong ngày. Sau đó vị nhà sư Tây Tạng mới có thể sẵn sàng cập nhật, nghiên cứu về những sự kiện đang xảy ra trên thế giới qua truyền hình hoặc đài báo.

Bài liên quan

"Sau khi chấm dứt buổi ngồi thiền đầu tiên ấy, tôi tập vài động tác thể dục. Khoảng năm giờ sáng, tôi dùng điểm tâm. Sau đó tôi lại ngồi thiền và tụng niệm đến khoảng tám hay chín giờ sáng. Sau các buổi thiền định ấy thì tôi thường đọc báo hoặc cũng có thể bước ngay sang phòng tiếp tân để tiếp đón những người đã hẹn trước. Nếu không có việc gì cần thì tôi đọc những kinh sách mà các vị thầy tôi đã giảng giải cho tôi trước đây, đôi khi tôi cũng đọc các sách mới hơn" – trích cuốn "108 lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma".

Sau bữa trưa sẽ là lúc Ngài gặp gỡ những vị khách của mình để thảo luận về các sự kiện thế giới và sắp xếp lịch trình sắp tới, hoặc cũng có thể là cùng ngồi xuống đàm đạo về Phật giáo và thế giới tâm linh.

Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền và cầu nguyện giống như việc đánh răng, ăn uống mỗi ngày vậy. Và chắc chẳng có gì bàn cãi khi nói rằng Ngài chính là người hạnh phúc nhất thế gian, không những thế Ngài còn lan toả tình yêu cuộc sống, yêu vạn vật đến tất cả mọi người. Điều cần nhớ là nên thực hành thiền định hàng ngày để nó dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho kẹo và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em sau buổi Pháp, vào ngày đầu tiên, trong chuyến thăm ba ngày của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. 10/02/2015. (Ảnh: Mugge Lui)

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho kẹo và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em sau buổi Pháp, vào ngày đầu tiên, trong chuyến thăm ba ngày của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. 10/02/2015. (Ảnh: Mugge Lui)

5 lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma để có cuộc sống khỏe, sống yêu đời

Bắt đầu từ chính mình

Bước đầu tiên để có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh là tập trung vào lòng từ bi. Nhân loại sẽ hạnh phúc hơn nếu hiểu thêm và chấp nhận con người mình, từ điểm tốt tới điểm xấu. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Hạnh phúc chủ yếu phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của chính bạn. Nếu luôn là một người trung thực, đáng tin về mặt cảm xúc, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc cho dù xung quanh có xảy ra vấn đề gì".

Tuy thường bị bỏ quên, lòng từ bi với chính mình vô cùng quan trọng. Nó khiến lòng từ bi với người khác trở nên dễ dàng, bền vững. Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng càng ít chỉ trích bản thân, con người càng khỏe mạnh và rất nhiều nghiên cứu đã công nhận lời răn dạy này.

Dành thời gian suy nghĩ

Bài liên quan

Bạn sẽ dễ dàng xây dựng lòng từ bi với bản thân hơn nếu dành thời gian suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm. Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày đều dậy từ 3h sáng và thiền 5 tiếng đồng hồ.

Tất nhiên, bạn có lẽ không thể ngồi thiền 5 giờ nhưng chỉ 10 phút cũng vô cùng hữu ích cho quá trình tư duy. Khoa học chỉ ra thiền tác động đến não, giúp đối phó với stress hiệu quả và thúc đẩy sự đồng cảm. Thiền lâu hơn khoảng 20 phút sẽ cải thiện tâm trạng, khả năng chú ý, trí nhớ.

Để cơn giận ra đi

Đừng bao giờ để cơn giận chiếm ưu thế trong suy nghĩ của bạn vì nó có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn vô độ, bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong sớm. Muốn xua tan cơn giận và nâng cao sức khỏe, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mỗi người giữ lòng từ bi trong tâm trí đồng thời ở gần những người từ bi khác.

Tiếp xúc với các giáo viên Tây Tạng suốt nhiều năm qua, phó giáo sư Neff rất ấn tượng bởi dù phải sống như người tị nạn, họ vẫn rất hạnh phúc. "Họ không chối bỏ nỗi đau mà cởi mở, giữ lấy chúng bằng tình yêu và lòng từ bi", phó giáo sư lý giải.

Xem xét những lời răn dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đem đến cho bạn sự khác biệt.

Xem xét những lời răn dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đem đến cho bạn sự khác biệt. "Hãy cố gắng vì một khi cố gắng, kết quả sẽ tới", Đức Đạt Lai Lạt Ma tóm gọn. "Bạn sẽ hài lòng và hạnh phúc".

Giúp đỡ người khác

Bài liên quan

Chìa khóa khác dẫn đến hạnh phúc, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, là cố gắng giúp đỡ người khác: "Nếu có thể giúp đỡ người khác, dù rơi vào hoàn cảnh nào, bạn vẫn tự tin và giữ được hạnh phúc".

Sự giúp đỡ có thể bằng hình thức hoạt động tình nguyện. Bạn sẽ gắn kết hơn với xã hội, bớt cô đơn, hạn chế nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, bạn cũng chăm vận động hơn nhờ đó bảo vệ huyết áp, tăng tuổi thọ.

Đơn giản hơn, bạn hãy lắng nghe ai đó tâm sự lúc buồn bã. Không chỉ hữu ích cho đối phương, bạn còn đỡ căng thẳng và trở nên hạnh phúc.

Sống như một đứa trẻ

Lời dạy cuối cùng để đạt được cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là sống như một đứa trẻ. Ngài quan niệm trẻ em rất thành thật và chấp nhận người khác không chút phán xét. "Chúng không quan tâm đến tôn giáo, quốc tịch hay xuất thân. Bản chất con người chính là từ bi". Dù con người dễ bị che lấp bởi tính cạnh tranh và chủ nghĩa duy vật, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng những cảm xúc đó đều có thể quay về nếu bạn vui tươi. Vì vậy, Ngài luôn nở nụ cười kể cả khi bàn về các vấn đề nghiêm trọng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn một nhóm trẻ em Tây Tạng, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)

Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn một nhóm trẻ em Tây Tạng, The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Ian Cumming)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm