Bia đá thế kỷ 17 tại di tích quốc gia chùa Thổ Hà bị vỡ
Bia đá thế kỷ 17 của di tích quốc gia chùa Thổ Hà (xã Vân Hà, H.Việt Yên, Bắc Giang) bị vỡ trong quá trình di chuyển khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng trùng tu.
Bia đá mẫu mực đi vào sách vở
Diễn đàn những người yêu di sản Chùa Việt xôn xao khi những hình ảnh về bia đá chùa Thổ Hà được đưa lên. Trong đó, có 1 bia đá tứ diện được buộc dây quấn ngang khi vỡ ra thành 2 khúc lớn và một vài mảnh lẻ trong quá trình cẩu. Hình ảnh này đầu tiên được đưa lên Facebook của chính làng cổ Thổ Hà với dòng chữ: “Tiếc quá việc nâng bia đá đã gặp trở ngại”. Sau đó, chủ nhân trang Facebook này xóa hình ảnh này đi, tuy nhiên nó đã được tải về và đưa lên diễn đàn Chùa Việt.
Tấm bia này đã quen thuộc với nhiều thế hệ người yêu di sản. Một trong số đó, TS Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) từng tới đây nghiên cứu từ ngày còn sinh viên. “Bia thế kỷ 17 không còn nhiều. Đây lại là một tấm bia đẹp. Hoa văn trên đó rất đẹp”, TS Tuấn cho biết. Về việc bia vỡ, ông Tuấn cho rằng: “Làm trùng tu mà cẩu thả quá”.
Chùa Thổ Hà là một trong những chùa đẹp tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc bộ. Chính vì thế, khi Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT-DL) ra sách Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn Di tích tập 1, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều trang để mô tả ngôi chùa và những bia đá quý tại đây. Sách có đoạn: “Trong chùa hiện còn 9 bia đá, ghi về quá trình tạo dựng và trùng tu chùa qua các thời kỳ. Trong đó có bia Tam bảo thị độ bi tạo năm Thịnh Đức nguyên niên (1653) và bia bốn mặt khá lớn mang tên Thủy tạo đại thạch bi, Các chung tam quan Đoan Minh tự bi dựng vào năm Vĩnh Trị thứ 4 (1679)”. Tấm bia bị vỡ chính là bia bốn mặt Các chung tam quan Đoan Minh tự bi.
Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ
Người dân tại đây cũng cho biết có một bức tượng bị vỡ. “Hôm đấy là nâng cái nền chùa lên, sau khi xây móng bơm cát vào thì nó xói, nghiêng đổ mất pho tượng Đức Phổ Hiền”, người này thông tin.
Sẽ kiểm tra lại toàn bộ di tích
Thông tin từ Sở VH-TT-DL Bắc Giang cho biết sở này đã giao việc xử lý vụ việc cho Phòng Quản lý di sản văn hóa. Ông Nguyễn Hữu Phương, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, xác nhận đúng là có vụ việc bia tứ diện 1679 bị vỡ khi di chuyển. Ông Phương cho biết: “Chúng tôi đã làm báo cáo và gửi lên Bộ VH-TT-DL để xin ý kiến chỉ đạo. Văn bản được gửi đi vào ngày 10.9”.
Theo văn bản này, dự án tu bổ tôn tạo chùa Thổ Hà đã được Bộ VH-TT-DL thỏa thuận. Dự án khởi công từ tháng 12.2019, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Việt Yên làm chủ đầu tư và giám sát công trình. Công ty cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt là đơn vị thi công.
Theo văn bản, ngày 8.9 đơn vị thi công tổ chức dịch chuyển bia đá (tại vị trí sân phía trước tòa Tam bảo) ra vị trí bảo quản, nhằm lấy mặt bằng cho việc nâng cốt nền khuôn viên chùa Thổ Hà. Đơn vị thi công đã đào xung quanh bia, dùng dây vải buộc vào thân bia, sử dụng xe cẩu để nâng (nhằm luồn dây qua phần đế bia để buộc bó toàn bộ bia trước khi dịch chuyển). “Tuy nhiên, khi tiến hành nâng bia lên thì thân bia bị tách rời thành nhiều mảnh. Sau khi xảy ra sự việc trên, đơn vị thi công đã cho tạm dừng công việc dịch chuyển và báo cáo các cơ quan chức năng”, văn bản cho biết.
Cũng theo văn bản do Giám đốc Sở VH-TT-DL Bắc Giang Trần Minh Hà ký, các bên đã không đánh giá hết hiện trạng của bia, nên để xảy ra sự cố trên. Sở này đã đề nghị chủ đầu tư tạm dừng việc dịch chuyển bia đá, dùng bạt bó thân và đế bia, bảo quản các mảnh vỡ của bia; đóng cọc căng dây tạo hành lang bảo vệ; tạo mái che tạm thời trong thời gian báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Đọc lại văn bia lịch sử chùa Hải Ấn
“Để việc triển khai dự án tu bổ, tôn tạo chùa Thổ Hà đảm bảo tiến độ, Sở VH-TT-DL đề xuất Bộ cho phép chủ đầu tư gông bó, vận chuyển bia ra vị trí phù hợp để tạo mặt bằng phục vụ thi công công trình; căn cứ bản in dập văn bia, trên cơ sở các tài liệu khác có liên quan phục chế lại bia đá”, sở này đề xuất. Mặc dù vậy, trong biên bản không nói gì đến việc có tượng nào bị hư hại trong quá trình trùng tu hay không.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên (Chủ đầu tư dự án tu bổ chùa Thổ Hà) cũng cho biết đang tập trung vào công tác khắc phục và sẽ làm rõ trách nhiệm về sự cố này.
Theo một số chuyên gia Hán Nôm, bảo tồn bảo tàng, ngoài việc vỡ tấm bia cổ, các hình ảnh về tu bổ ngôi chùa có nhiều điều đáng lo ngại. Trong đó, việc bảo quản di chuyển các hiện vật (như đầu rồng đá…) cũng tiềm ẩn rủi ro. Về điều này, ông Trần Minh Hà cho hay, hiện Sở cũng đã bố trí cán bộ giám sát; tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn thuộc về chủ đầu tư.
Chùa Thổ Hà hay còn gọi là Đoan Minh Tự, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Dự án tu bổ tôn tạo chùa Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) được khởi công ngày 19/12/2019 do Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Việt Yên làm Chủ đầu tư và giám sát công trình. Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt là đơn vị thi công.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm