Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/05/2014, 09:32 AM

“Biển Đông” nhìn từ tinh thần mùa An cư Kiết hạ

Lòng tham, sự hiếu chiến cuồng vọng đã khiến chính phủ Trung Quốc có những hành động đe dọa hòa bình trên biển Đông. Cũng trong thời gian này, sau khi tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2014, Quý Chư tôn đức tăng, ni Phật giáo Việt Nam đang vào mùa an cư kiết hạ, nhưng vẫn không quên vai trò "nhập thế" đồng hành cùng dân tộc.

Khắp nơi, từ bắc chí nam, từ các trường hạ đến từng ngôi chùa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện cho hòa bình trên biển Đông, cầu nguyện bằng tâm nguyện, tổ chức trang nghiêm nhưng đơn giản tiết kiệm.

Tại các diễn đàn, các buổi cầu nguyện, giảng pháp, các tuyên bố chính của Phật giáo Việt Nam, đó là:

Kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 và toàn bộ tàu thuyền phương tiện ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Ủng hộ lập trường và quan điểm của Chính phủ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, kiên trì đường lối ngoại giao lấy đạo lý truyền thống của dân tộc, đối thoại hòa bình hưởng ứng công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5 của Thủ tướng Chính phủ là tuyên truyền vận động nhân dân không có những hành động vi phạm pháp luật, không nghe theo kẻ xấu cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc theo đúng luật pháp của nhà nước Việt Nam và công ước quốc tế.

Phát động tăng, ni phật tử tích cực hưởng ứng phong trào giúp đỡ các ngư dân đặc biệt là nạn nhân, ngư dân Việt Nam do bị tàu Trung Quốc gây ra; ủng hộ các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đang ngày đêm trên đầu sóng ngọn gió kiên cường bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Kêu gọi Hiệp hội phật giáo Trung Quốc và bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới lên tiếng phê phán hành động hoàn toàn sai trái của chính phủ Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc rút khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông dậy sóng dữ dội, bất thường vì đâu? (nguồn ảnh Internet)

Nguyên khởi, do sự hiếu chiến, ham hố những “tham lợi do vô minh” từ một “cường quốc” vốn nổi tiếng đất rộng, người đông. Trung Quốc đã gây hấn trên Biển Đông, mà trực tiếp tại khu vực lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thiêng liêng cột mốc chủ quyền trên biển Đông

Dư luận quốc tế đang không ngừng ủng hộ Việt Nam trước sự ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông. (nguồn ảnh Internet)

Trung Quốc đang “diễu võ dương oai” đúng thời điểm mà khắp nơi trên thế giới, cộng đồng Phật giáo ở nhiều quốc gia đang vào mùa An cư Kiết hạ.

Thời đức Phật mùa an cư kiết hạ. (hình mang tính minh họa, nguồn Internet)

Mùa An cư Kiết hạ, là mùa thập phương tăng, ni, tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới, dù thuộc tông phái nào, đều lắng dịu Thân-Tâm, cùng ôn hòa nơi cửa từ bi, trau dồi chính pháp, cùng ngưỡng vọng tới hòa bình cho toàn nhân loại.
 
Trung Quốc là quốc gia giàu truyền thống tâm linh, một bộ phận người dân Trung Quốc hướng và nương tựa theo đạo Phật, là những phật tử. Nhưng, hà cớ gì mà chính quyền Trung Quốc lại gây sự để cho biển Đông dậy sóng? 

Giàn khoan là nguyên nhân khởi sự cho vô minh, phi lí...

...Trung Quốc sẵn sàng bất chấp tất cả (nguồn ảnh Internet)

Lòng tham, sự hiếu chiến cuồng vọng đã khiến chính phủ Trung Quốc có những hành động đe dọa hòa bình trên biển Đông, đi ngược lại nguyện vọng thiết tha của đại đa số người dân yêu chuộng hòa bình. 

Trung Quốc đã bất chấp những giá trị hiển nhiên thuộc về chân lý, coi thường luật pháp quốc tế, cố tình chuốc lấy “sự bất bình, phẫn nộ” từ nhiều nước trên thế giới.

Tin rằng truyền thống:
Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo

của người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng!

Thường Nguyên    
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm