Biệt chúng sám hối là gì?
Biệt chúng sám hối là một hình thức sám hối khi một vị tu sĩ vi phạm giới luật, hình thức này thường có thời hạn để tu sĩ có thời giờ sám hối trước Phật, trước Đại tăng và suy ngẫm về những việc mình đã làm, gây tổn hại đến hình ảnh tu sĩ và uy tín của tổ chức tăng đoàn.
Trong giáo lý nhà Phật, pháp sám hối là một khoa mục trọng yếu nhất của sự tu hành. Trong Phật giáo sám hối không phải là "rửa tội" hay xá tội như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà đây là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để rồi sau đó tự mình sửa đổi. Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình, nhằm thăng hoa tự thân cho mỗi người con Phật trên bước đường tu nhân học Phật. Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tam nghiệp trong qúa trình hoàn thiện nhân cách của một con người từ địa vị phàm phu bước lên Phật quả.
Tiếng Phạn gọi là Samma, Trung Hoa dịch âm là"hối qúa". Trong kinh nói: "Sám giả, sám kỳ tiền khiên, Hối giả, hối kỳ hậu qúa" (ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau).
Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nửa. Nói cách khác Sám hối là "ăn năn chừa bỏ ", đây là trọng tâm của sự sám hối. Nhưng nếu cứ thường xuyên phạm tội, rồi thường xuyên sám hối, lại phạm tội lại sám hối, như vậy không còn ý nghĩa và không phải là phương pháp sám hối của Phật dạy. Sám hối có thể xem như là sự mạnh dạn ăn năn nhận lỗi của người thế gian, khi mình làm cho người nào đó buồn phiền tức giận, đến xin lỗi. Trong Phật giáo cũng thế, do thân hành động sai, lời nói không khéo, ý buông lung niệm ác, nay nhận ra bộc lộ lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm.
Biệt chúng sám hối là hình thức sám hối đối với tu sĩ Phật giáo khi vi phạm giới luật, giáo luật. Tách biệt với mọi người, không được tham gia, tham dự bất kỳ một nghi lễ, thời khóa nào tại trú xứ, không được giao thiệp với bất kỳ ai.
Khoảng thời gian biệt chúng sám hối là khoảng thời gian tu sĩ suy xét những việc đã làm, ăn năn nhận lỗi và khởi tâm hối lỗi, quyết không tái phạm trước khi được xử lý bởi Đại Tăng, Tăng Đoàn, các cấp quản lý.
Trong quản lý Tăng chúng, tu sĩ, giới luật là phương tiện tối ưu nhằm mục đích ổn định Tăng đoàn, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của Phật giáo, nếu không nương vào giới luật thì khó giữ gìn đoàn thể Tăng già. Giới luật phải luôn luôn được áp dụng vào đời sống sinh hoạt Tăng Ni. Vì lẽ, Giới luật là sức sống để duy trì mạng mạch Phật pháp, mạng mạch của Tăng già.
Bên cạnh giới luật là giáo luật, trong đời sống sinh hoạt của Tăng đoàn, giáo luật phải nương vào giới luật để giáo hóa Tăng Ni nhằm giúp họ sửa đổi. Giáo luật trong sinh hoạt của Tăng già là để giới luật được sáng rõ hơn nhưng phải theo khuôn phép, mực thước. Giới luật là do Đức Phật chế định. Giới luật có giá trị tuyệt đối, là mực thước, không ai được quyền sửa đổi hay làm khác đi.
Việc tu sĩ phạm giới luật tức đã làm xấu đi hình ảnh của người sứ giả Như Lai, làm hư hoại thanh danh Phật giáo. Vì vậy trước khi Tăng chúng cử tội, vị tu sĩ phạm phải giới luật cần phải sám hối biệt chúng, từ đó nhận ra lỗi lầm của mình để sửa và tác bạch trước Tăng chúng để cử tội theo đúng Luật Phật và Hiến chương quy định.
Theo giới luật Phật giáo, vị Tu sĩ nào phạm tội không thể sám hối thì cần diệt tẩn hay tẩn xuất khỏi Tăng đoàn, việc một tu sĩ bị diệt tẩn được xem như người đã chết (trong Tăng đoàn), sẽ không còn tư cách một Tỳ kheo nữa, không còn là thành viên của đoàn thể Tăng đoàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm