Cách thức sám hối như thế nào?
Chúng ta đều phải phát tâm sám hối, nguyện những tội lỗi đã tạo từ nay về sau không dám làm nữa, đoạn dứt hẳn; những điều ác chưa làm thì không để cho nó phát sinh.
Đối trước Phật thành khẩn tha thiết, thống thiết rơi lệ, bi ai cầu xin sám hối. Quý vị thật tâm sám hối thì nghiệp chướng tự sẽ tiêu trừ.
Nghiệp chướng quy kết lại có ba loại là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Nghiệp do thân tạo là nghiệp giết hại, nghiệp trộm cắp và nghiệp dâm dục. Sát sanh, nói một cách cụ thể là giết hại những loài vật lớn; nói sâu một tí là giết hại những loài vật nhỏ nhít như con kiến, con muỗi, con ruồi…, đó cũng gọi là giết. Ngoài việc giết hại những loài lớn, bé ra còn có giết bằng ý niệm.
Sao gọi là giết bằng ý niệm? Tuy quý vị không có giết thật sự nhưng trong tâm của quý vị đã khởi ý niệm giết, nếu y cứ vào tánh giới thì đã phạm giới sát rồi. Tự tính vốn không giết hại, nhưng trong tâm quý vị đã khởi niệm giết thì đối với giới Bồ-tát xem như đã phạm giới. Quý vị khởi lên một niệm giết, nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết, đó đều gọi là phạm giới.
Trộm cắp cũng như thế. Trộm lớn là xâm chiếm đất nước của người khác, trộm nhỏ là lấy tài sản nhà người và trộm nhỏ hơn nữa là lấy một cây kim, một sợi chỉ, một ngọn cỏ, một cái cây của người. Nói chung, những gì người ta không cho mà mình tự lấy đều gọi là trộm.
Nghiệp dâm dục cũng có lớn có nhỏ, có thô có tế, cho đến trong tâm khởi một niệm dâm dục thì ở nơi tự tính đã không thanh tịnh rồi.
Ý có ba điều ác là tham, sân, si; có nghiệp do tâm tham tạo nên, có nghiệp do tâm sân tạo nên, nghiệp do tâm si tạo nên. Miệng có bốn điều ác là nói lời thêu dệt, nói lời dối gian, nói lời hung ác, nói lời đâm thọc. Vô số hành vi đều là nơi tạo ra nghiệp tội. Nay chúng ta đều phải phát tâm sám hối, nguyện những tội lỗi đã tạo từ nay về sau không dám làm nữa, đoạn dứt hẳn; những điều ác chưa làm thì không để cho nó phát sinh. Đó gọi là sám hối nghiệp chướng. Cách thức sám hối như thế nào? Đối trước Phật thành khẩn tha thiết, thống thiết rơi lệ, bi ai cầu xin sám hối. Quý vị thật tâm sám hối thì nghiệp chướng tự sẽ tiêu trừ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm