Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/02/2021, 10:45 AM

Biết tu mới cứu được mình

Ở trong gia đình, người Phật tử biết tu thì gia đình đó vui, người này làm người kia vui lây, còn không biết tu thì làm khổ lây.

Hạnh phúc của người tu

Ai nói trái tai liền nổi giận, nói qua nói lại một hồi mình phiền người khác cũng phiền, rồi một chùm phiền não, khổ lây cả nhà. Bây giờ chúng ta biết tu rồi, có điều gì không vừa ý, bỏ qua tươi vui như thường. Ai sống đời đây mà tranh hơn tranh thua.

Nếu có người muốn gì đều được như ý, người đó cũng không khỏi chết. Cái chết luôn chực sẵn từ cuối đường, chúng ta cứ đi tới từng bước hoài thế nào cũng đến cuối đường. Như vậy qua một ngày là gần cái chết một chút. Vậy mà không lo chết, lại lo chuyện hơn thua là khôn hay dại?

Bởi vậy, người tu tại gia lúc nào cũng nhớ mình là Phật tử, ráng lo tu, dẹp bỏ phiền não, đừng chứa chất, nghĩa là có thì bỏ liền, không dung dưỡng. Đó là người khéo tu. Ở trong chùa cũng vậy, quí cô lúc nào cũng phải tu, đừng nghe nói trái ý nổi sân lên, hết nhớ tu. Người tu lúc nào cũng từ bi hỉ xả, sân si không phải là người tu.

Như vậy, tu là hơi thở, nghĩa là quên một phút giây là thấy chết, mất tư cách người tu. Người tại gia cũng như xuất gia đều phải luôn nhớ tu, không quên, giống như hơi thở nếu ngưng là chết, còn nhớ thở là sống. Được vậy sẽ mau đạt đạo. Có hôm nào tụi con quên thở không? Không ai dám quên thở mà tu thì quên. Đó là chỗ sơ sót, là điều đáng tiếc.

Giả sử chúng ta đang ngồi trong nhà, chợt có ai kêu tên mình nghe hơi nặng nề, lúc đó nhớ mình đang tu hay là ra ăn thua? Nếu ra ăn thua là quên mình đang tu. Người tu nghe ai nói nặng cũng bỏ qua, không có gì quan trọng. Mình đang lo giải quyết vấn đề sanh tử, không rảnh để lo chuyện hơn thua. Hơn thua rồi tới đâu? Nếu người ta nói, mình bực tức, rồi tìm cách làm sao trả lại cho người ta bực tức bằng mình hoặc hơn nữa, như vậy được cái gì? Chỉ tăng thêm oán hờn!

Tu một ngày là quí một ngày, thời gian còn ngắn lắm nên dồn hết sức để tu.

Tu một ngày là quí một ngày, thời gian còn ngắn lắm nên dồn hết sức để tu.

Vì vậy tu là bỏ qua, không có gì quan trọng. Điều quan trọng là làm sao ngày nào cũng dọn dẹp phiền não nơi mình cho sạch. Nếu nuôi dưỡng phiền não thì chưa phải người tu, dù là tại gia hay xuất gia.

Nhiều khi Phật tử tại gia nghĩ mình ăn chay là tu rồi, nhưng hễ ai động tới thì tranh hơn tranh thua đủ thứ, vậy đâu phải là thật tu. Tu là phải sửa cho hết những cái xấu dở của mình. Sửa được rồi, hiện tại mình vui, đi đâu cũng vui, không làm ai phiền giận thì có gì để buồn. Giả sử có ai giận phiền là do mình có cử chỉ hay lời nói gì đó khiến họ không vừa lòng, chớ không thể bỗng dưng lại phiền, mình nên tới xin lỗi: “Tôi có lỡ làm hoặc nói cái gì khiến huynh phiền, cho tôi xin lỗi, tha thứ cho điều tôi sơ sót.”

Có ai dám xin lỗi như vậy không? Hay là chỉ lên sám hối với Phật mà không dám trực tiếp xin lỗi người buồn mình. Như thế là yếu đuối, nhát nhúa, dám làm không dám chịu, giận thì nói nặng người ta, khi người ta phiền không can đảm tới xin lỗi.

Nếu lỡ làm điều gì khiến người ta buồn phiền, mình phải tới xin lỗi, thực tế như vậy mới tiêu tội. Còn tới sám hối với Phật cho hết tội, e là không hết. Phật làm sao tha được cái giận của người ta. Vậy mà ai cũng chịu sám hối với Phật chớ không can đảm đi xin lỗi người mình đã làm phiền. Như vậy tụi con khéo tu hay là vụng tu?

Những phương pháp tạo dựng cuộc đời

Nếu người nào không giận, không buồn ai thì tâm hồn sẽ thanh thản nhẹ nhàng. Tu như vậy có lợi vô cùng, bản thân mình lúc nào cũng an lành vui vẻ, không có gì buồn phiền. Nếu hiện tại chúng ta an lành vui vẻ thì khi nhắm mắt cũng được tốt đẹp. Người biết tu thì ngay trong đời này đã tốt đã vui. Vui cho bản thân mình và vui lây đến người xung quanh.

Ai cũng biết ngày mai mình sẽ già sẽ chết mà hôm nay không chịu tu, vậy là khôn ngoan tới cỡ nào? Một ngày qua là mất một khoảng thời giờ quí báu của mình. Hiểu như vậy rồi, ngày nay mình có già yếu cũng phải nhớ tu, đừng nhớ thân quyến bà con. Đừng thèm nhớ vì họ không cứu được mình, con cháu cứu không được quí bà, chỉ có chính mình cứu được mình.

Bởi vậy tu một ngày là quí một ngày, thời gian còn ngắn lắm nên dồn hết sức để tu. Dầu cho tiền bạc, nhà cửa bao nhiêu tới chừng nhắm mắt đều để lại hết, không đem theo được gì. Chỉ sự tu là quan trọng, biết tu mới cứu được mình.

(Trích Phụng Hoàng Cảnh Sách 5 - HT.Thích Thanh Từ)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm