Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/02/2021, 10:18 AM

Quả báo hành hung người tu hành

Nhân dữ cho quả sa đọa khổ đau, nhân lành cho quả an vui, hạnh phúc, giết hại, hành hung thì quả báo chết yểu, không sát giết thì thọ mạng lâu dài, hành hạ đánh đập làm khổ người thì nhiều bệnh tật.

Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư Tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư Tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa. Vì vậy, các Ngài được tôn xưng là ngôi báu thứ ba trong ba ngôi báu "Tam Bảo", đó là Tăng bảo.

Tăng bảo chính là nhưng người dấn thân tu hành theo con đường của Đức Phật, sự truyền thừa nối tiếp trong suốt hơn 25 thế kỷ qua giữa các thế hệ chư Tăng, và Tăng đoàn ngày nay là sự nối tiếp của Tăng đoàn từ thời Đức Phật còn tại thế. Đó là những người xuất gia dành trọn cuộc đời cho mục đích tu tập và truyền dạy giáo pháp của Đức Phật.

Xã hội vận động nhanh, đô thị hóa cùng vấn nạn tội phạm tăng trưởng khiến môi trường thanh tịnh cần thiết đối với các tu sĩ Phật giáo gánh thêm cản lực: Nguy cơ an ninh. Ảnh minh hoạ.

Xã hội vận động nhanh, đô thị hóa cùng vấn nạn tội phạm tăng trưởng khiến môi trường thanh tịnh cần thiết đối với các tu sĩ Phật giáo gánh thêm cản lực: Nguy cơ an ninh. Ảnh minh hoạ.

Nghi phạm hành hung sư thầy chùa Thiên Mụ có thể bị xử lý hình sự

Chư Tăng, Ni hay người tu hành, đệ tử họ Thích chính là những người truyền đăng tục diệm, mang giáo pháp Như Lai đi giáo hoá chúng sinh, mang đến cho chúng sinh muôn loài cuộc sống hạnh phúc, hỷ lạc. Là những người từ bỏ tất cả danh lợi nơi cuộc sống thế gian, hy sinh tư lợi cá nhân để nối dài mạng mạch Phật pháp, giáo hoá chúng sinh. Tuy nhiên những hành vi hành hung, nhục mạ thậm chí sát hại người tu hành như đang dóng lên hồi chuông báo động. Chắc hẳn mỗi người Phật tử chúng ta còn chưa hết bàng hoàng khi hung tin sư cô Hải Hiếu bị sát hại ở tịnh thất trong một con hẻm ở quận Tân Phú năm 2018 hay Thượng toạ Thích Nguyên Lộc cùng Phật tử làm công quả tại chùa Quảng Ân bị sát hại tại chùa hồi cuối tháng 3 năm 2020. Ngày 5/2 vừa qua, sự việc hai đối tượng đã thực hiện hành vi hành hung một sư thầy ở Hải Phòng khiến sư thầy mang nhiều thương tích càng dấy lên tình trạng đạo đức xã hội và sự tôn kính đối với Tăng bảo. Nguyên do vì xuất phát từ lòng tham của đương sự.

Phật giáo quan niệm mọi hành vi, mọi việc làm gây lên đều tuân theo luật nhân quả, nững hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau. Những người thực hiện hành vi xấu ác sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và tiếp tục bị thọ các quả báo theo quy luật.

Chư Tăng, Ni hay người tu hành, đệ tử họ Thích chính là những người truyền đăng tục diệm, mang giáo pháp Như Lai đi giáo hoá chúng sinh, mang đến cho chúng sinh muôn loài cuộc sống hạnh phúc, hỷ lạc.

Chư Tăng, Ni hay người tu hành, đệ tử họ Thích chính là những người truyền đăng tục diệm, mang giáo pháp Như Lai đi giáo hoá chúng sinh, mang đến cho chúng sinh muôn loài cuộc sống hạnh phúc, hỷ lạc.

Sư trụ trì chùa Thiên Mụ - Hải Phòng bị hành hung và mất tài sản

Những người đánh đập hành hạ người khác hay bất kể chúng sinh nào đều dẫn đến bị quả báo thân thể nhiều bệnh tật, có nhiều người khi mới sinh ra đã mang theo bệnh do nghiệp báo chiêu cảm, sáu căn không được đầy đủ, bệnh tật cho đến khi chết mới thôi.

Nhân dữ cho quả sa đọa khổ đau, nhân lành cho quả an vui, hạnh phúc, giết hại, hành hung thì quả báo chết yểu, không sát giết thì thọ mạng lâu dài, hành hạ đánh đập làm khổ người thì nhiều bệnh tật, hay an ủi nâng đỡ người thì sống khỏe mạnh. Nóng giận nhiều thì thân thể xấu xí, mặt mày khó coi, hay mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sinh thì thân hình đoan chánh, khuôn mặt đẹp đẽ dễ thương v.v… Nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và sống an vui hạnh phúc, nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ mà chịu nhiều khổ đau.

Từ những sự vụ sát hại, hành hung tu sĩ, buộc phải suy nghĩ và suy nghĩ nhiều hơn về an ninh cho tu sĩ Phật giáo, an ninh trật tự ở các cơ sở tu tập của Đạo Phật trên cả nước, dù vấn đề không hề mới mẻ, song chính vụ án cho thấy cần cảnh báo tín hiệu SOS để đánh động dư luận và nhận được sự quan tâm tương thích.

Do đặc thù đời sống tu học, mọi hệ phái và mọi pháp môn tu của Phật giáo, nhất là thiền cần không gian thanh tịnh: vắng, cách biệt, môi trường kín đáo và cộng đồng an trú lặng lẽ trong tu học, lao động, sinh hoạt... Các cơ sở Phật giáo chính thức thuộc Giáo hội hay thậm chí đến các chốn tu tập tại gia đều tuân thủ đến mức cao nhất có thể.

Am, thất, niệm phật đường, thiền viện, chùa... đều tọa lạc ở những chốn thanh tịnh nhất có thể. Và, điều đó có từ thuở sơ khai, ngay lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, việc tu tập thường thực hiện trong các cánh rừng, cạnh suối hay hồ nước... Sự thanh tịnh của môi trường xã hội và tự nhiên là phương tiện để quá trình và hiệu quả tu học cao, như một điều kiện cần. Ở Việt Nam, không ít bà con vẫn gắn quan niệm về sự tu của đạo Phật với núi non: lên núi tu, lên non tìm Thầy...

Tu sĩ Phật giáo sống trong môi trường đặc thù, mọi can dự có thể bị nhìn từ góc độ

Tu sĩ Phật giáo sống trong môi trường đặc thù, mọi can dự có thể bị nhìn từ góc độ "làm phiền" hay "không thuận" cho sự tu học.

Ấn Quang Đại Sư khai thị về ăn chay, phóng sanh, niệm Phật và dứt trừ nghiệp sát hại

Xã hội vận động nhanh, đô thị hóa cùng vấn nạn tội phạm tăng trưởng khiến môi trường thanh tịnh cần thiết đối với các tu sĩ Phật giáo gánh thêm cản lực: Nguy cơ an ninh. Hàng loạt vụ mất cắp tài sản có khi có giá trị rất lớn, như cổ vật, đã xảy ra khắp nơi đến mức có chùa đã "bế quan"! Về góc độ nghiệp vụ an ninh, cơ sở tôn giáo do đặc thù "thanh tịnh" ở các chốn hẻo lánh đồi núi, vùng sâu xa... trở nên dễ tổn thương trước áp lực tội phạm xã hội, cơ sở tôn giáo cùng tu sĩ nghiễm nhiên trở thành mục tiêu dễ bị tấn công.

Do đặc điểm đời sống tâm linh, sinh hoạt tôn giáo, với cơ quan an ninh sở tại, các cơ sở tu học cùng tu sĩ không dễ tiếp cận để bảo vệ, trừ những cơ sở quan yếu về hành chính của Giáo hội hay các sự kiện chính thức được Nhà nước chủ động bảo đảm an ninh. Tu sĩ Phật giáo sống trong môi trường đặc thù, mọi can dự có thể bị nhìn từ góc độ "làm phiền" hay "không thuận" cho sự tu học. An ninh cho tu sĩ Phật giáo và cơ sở tu học của Đạo Phật thuộc một mảng rất riêng trong công tác an ninh, không hề dễ.

Bên cạnh đó, rất cần góc nhìn cởi mở, phù hợp hơn của Giáo hội cùng các quý tu sĩ về an ninh cho chính mình: đặc thù môi trường tự nhiên xã hội của các cơ sở tu học khiến công tác đảm bảo an ninh cần nhấn mạnh hơn nữa cũng như sự hợp tức tốt hơn với nhà chức trách để phòng ngừa tội phạm tấn công. Các cơ sở Phật giáo cần khắc phục tình trạng biệt lập, tu tập đơn lẻ, khép kín bằng sự giao lưu sinh hoạt thường xuyên của Phật tử, tương tác giữa các chùa, tự viện cùng gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm