Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/10/2024, 09:45 AM

Bồ Tát Đại Thế Chí dạy niệm Phật như thế nào?

Niệm Phật chúng ta phải niệm theo phương pháp như thế nào? Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương tục.

Ngày trước từng có người hỏi tôi: “Pháp sư! Hai câu này giảng như thế nào? Cái gì gọi là gom nhiếp sáu căn? Làm thế nào để nhiếp sáu căn? ” Tôi nói với họ: “Tịnh niệm nối nhau”.

Họ lại hỏi tôi: “Làm thế nào mới có thể làm đến tịnh niệm nối nhau?” Thì là “gom nhiếp sáu căn”. Hai câu này hỗ trợ lẫn nhau, nếu bạn không hiểu được thì làm sao gom nhiếp được sáu căn.

Bạn ở trong niệm Phật đường thành thật mà niệm, trong lòng chỉ có Phật A Di Đà, các niệm khác đều không còn thì là gom nhiếp sáu căn. Cho nên niệm Phật đường chúng ta, đại khái không giống như các niệm Phật đường ở nơi khác.

Niệm Phật đường này toàn là Phật tượng của Phật A Di Đà, không luận bạn nhìn từ phía nào, đều là xem thấy tôn tượng này, bạn sẽ không có phân biệt, sẽ không có chấp trước, tự nhiên liền làm đến được gom nhiếp sáu căn.

Nếu như Phật tượng của Phật A Di Đà có rất nhiều hình dáng, chúng ta xem thấy rồi không biết được vị nào thì tốt, tương lai vãng sanh rốt cuộc không biết hình dáng Phật A Di Đà nào đến tiếp dẫn ta, phiền phức này sẽ rất to.

Cho nên niệm Phật đường chúng ta Phật tượng rất nhiều, thế nhưng chỉ một tạo dáng, tuyệt đối chỉ một kiểu dáng, giúp cho bạn gom nhiếp sáu căn, giúp cho bạn tịnh niệm nối nhau. Tịnh niệm nối nhau chính là thường nói “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”.

Trì danh niệm Phật nói là thấp song hành trì không dễ

01

Niệm Phật đường tuy là niệm Phật, nhưng nghe kinh vẫn là rất quan trọng, sợ là niệm Phật qua vài ngày mà không nghe kinh thì họ lại nghĩ tưởng xằng bậy. Ở niệm Phật đường mọi người cùng nhau niệm Phật lại có rất nhiều ý kiến, vậy thì phiền phức rồi. Cho nên trước khi bước vào niệm Phật đường, “hiểu rồi mới hành”, đó là chính xác.

Bạn hiểu được tường tận, hiểu được thấu suốt rồi, tâm được định rồi thì sẽ không còn có ý kiến nữa, vậy thì niệm Phật đường đó có được kết quả.

Hiện tại chúng ta hiểu chưa đủ, biện pháp bổ cứu duy nhất chính là giải hành tương ưng, có giải có hành thì đối với mọi người mới có thể có sự giúp đỡ nhiều một chút. Mỗi ngày người theo tôi nghe kinh, không đi niệm Phật cũng không được, tâm là bao chao, cho dù có thể nghe kinh nhưng không thể thâm nhập.

Trên kinh nói “thâm giải nghĩa thú”, họ không làm được. Có thể thấy được giải cùng hành, người xưa nói giống như đôi cánh của chim, hai cái bánh của xe, thiếu một cái thì không được.

Ngày trước, đạo tràng của đại sư Ấn Quang tuy là không giảng kinh, thế nhưng ở trong niệm Phật đường, khi mỗi lần chỉ tịnh một cây hương đều có giảng khai thị, dùng phương pháp giảng khai thị để bù đắp giảng kinh. Những phương pháp này, nếu dùng lời hiện tại mà nói, mục đích của Ngài cũng chẳng ngoài xây dựng cùng hiểu mà thôi, dùng thuật ngữ của Phật pháp để nói là xây dựng “kiến hòa cùng hiểu”, mục đích ở ngay chỗ này. Chỉ cần chúng ta cùng hiểu, có kiến giải nhất chí, sáu phép hòa liền làm được.

Tăng đoàn của sáu phép hòa. Chúng ta trong khi truyền thụ Tam Quy giảng “quy y Tăng, chúng trung tôn”. “Chúng trung tôn” giảng thế nào? Chúng chính là đoàn thể, hiện tại chúng ta gọi là xã đoàn, thế xuất thế gian bao gồm trong tất cả xã đoàn, cái xã đoàn này đáng được tôn kính nhất, đó gọi là chúng trung tôn.

Vì sao đáng được người tôn kính, đáng được đoàn thể khác tôn kính, đáng được các đoàn thể khác noi theo? Bởi vì bạn là tăng đoàn hòa hợp, đạo lý chính ngay chỗ này. Nền tảng của hòa hợp là xây dựng ở ngày ngày nghe pháp, xây dựng trên đọc kinh nghe pháp.

Rời khỏi đọc kinh nghe pháp, mỗi người có cách nghĩ của mỗi người, mỗi người có ý kiến của mỗi người, vô thỉ kiếp đến nay, pháp môn, tập khí của mỗi người không như nhau, cùng ở chung một nơi thì làm gì không có ý kiến chứ? Đây là việc không thể nào. Cho nên những đạo tràng Trung Quốc thời trước ngày ngày giảng kinh.

Nếu như y theo kinh Phật mà nói thì tương đối nghiêm khắc. Ở trên kinh Phật yêu cầu chúng ta, mỗi ngày giảng kinh hai thời, hai thời tu hành, đó là tiêu chuẩn Phật nói. Hai thời là hai thời của Ấn Độ xưa. Ấn Độ đem ngày đêm phân làm sáu thời, bạn nghĩ hai thời là thời gian bao lâu vậy? Hiện tại người Trung Quốc chúng ta gọi là tiểu thời, 24 giờ đồng hồ. Tại vì sao gọi là tiểu thời? Có tiểu thì đương nhiên có đại, không sai, Trung Quốc thời xưa dùng đơn vị thời gian là dùng tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tị, ngọ, mùi, v. v…,mười hai thời, thời giờ của Trung Quốc dùng là mười hai thời.

Hiện tại chúng ta chọn lấy giờ phương Tây, toàn thế giới đều thông dụng, chúng ta cũng chọn dùng, gọi nó là tiểu thời. Một thời của nó là nửa thời vào thời xưa chúng ta, hai tiểu thời mới là một giờ của Trung Quốc. Thời của Ấn Độ lớn gấp đôi so với chúng ta, cho nên một thời của Ấn Độ xưa là bốn giờ hiện tại. Vậy thì Phật giảng kinh ngày hai thời chính là một ngày nghe giảng kinh tám giờ đồng hồ. Nghe kinh như vậy bạn mới có thể khai ngộ, không để bạn có vọng tưởng, không để bạn có tạp niệm, để bạn ngày ngày đến nghe kinh.

Thế nhưng nghe kinh cũng khó, đến nơi đâu mà tìm pháp sư để giảng kinh cho bạn? Vào thời xưa, chúng ta xem thấy ghi chép trong sách xưa, Đại sư Thanh Lương năm xưa còn ở đời giảng kinh Hoa Nghiêm, Ngài đem bộ đại kinh này giảng qua 50 lần. Chúng ta tỉ mỉ quán sát, Hoa Nghiêm giảng qua một lần chí ít phải một năm, một ngày giảng bao nhiêu giờ? Tám giờ đồng hồ. Một ngày giảng tám giờ đồng hồ, một năm một bộ viên mãn. Ngài giảng 50 lần thì 50 năm. Đại sư Ngài trường thọ, Ngài đã sống hơn 100 tuổi. Chân thật là tám giờ giảng kinh, còn phải có tám giờ tu hành. Phương thức tu hành không ngoài hai loại lớn, một loại là tham Thiền, một loại là niệm Phật.

Hay nói cách khác, mỗi ngày tám giờ giảng kinh, tám giờ niệm Phật hoặc là tám giờ tham Thiền thì bạn không có vọng tưởng, không có tạp niệm. Cho nên loại đạo tràng đó giống như lò luyện gang vậy, như là lò luyện thì đồng bể sắt vụn bỏ vào cũng biến thành kim cang. Đạo tràng như vậy, vào hai, ba trăm năm gần đây chúng ta không còn xem thấy, không còn nữa, đều không nghe nói qua.

Ngày nay chúng ta ở nơi đây, gặp được một số Bồ Tát phát tâm, các vị nhân duyên chín muồi, được Phật lực gia trì, long thiên ủng hộ, hy vọng đạo tràng như vậy có thể lại xuất hiện ở Singapore. Cái nhân duyên này quá hi hữu. Chúng ta nghe rồi vô lượng hoan hỉ, ngay trong tưởng tượng chúng ta chư Phật cũng hoan hỉ, long thiên quỷ thần thảy đều hoan hỉ, cho nên đây là nhân duyên hi hữu.

Tương lai thôn Di Đà xây xong, có một hình tròn, một niệm Phật đường lớn. Hình tròn cũng giống như cái lò luyện gang vậy, các vị bước vào luyện, bước vào rèn luyện, vậy thì chúng ta hy vọng tương lai niệm Phật 24 giờ không gián đoạn. Đạo tràng như vậy quyết định có thần hộ pháp chăm sóc, nếu bạn lười biếng thì thần hộ pháp sẽ trừng phạt bạn, giống như thầy Ngộ Thiện chúng ta đã bị thần hộ pháp trừng phạt một lần. Cho nên người tuy là nhiều, tôi tin tưởng quản lý sẽ không có chút phiền não nào, tại sao vậy?

Có thần hộ pháp quản lý, chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Hai mươi bốn giờ đồng hồ không gián đoạn, vấn đề là tháng dài năm rộng chúng ta còn có tinh thần đó hay không? Chúng ta tuân thủ lời giáo huấn của lão Hòa thượng Đế Nhàn, niệm mệt rồi thì bạn nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong rồi lập tức trở lại niệm Phật đường niệm Phật.

Khi chúng ta giảng kinh, các vị chỉ tịnh ở niệm Phật đường, ngồi lại nghe kinh, chúng ta dùng truyền hình, dùng internet truyền qua. Mở màn hình ở niệm Phật đường ra, mọi người ngồi lại nghe kinh, sau khi nghe xong, tắt màn hình xếp gọn lại tiếp tục nhiễu Phật. Bạn nói xem, tốt dường nào! Không hề khác nhau với thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 67

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm