Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/10/2024, 08:00 AM

Trì danh niệm Phật nói là thấp song hành trì không dễ

Cũng có nhiều người đến than thở với tôi là muốn giữ cái tâm lại, nhiếp tâm để chấp trì danh Phật mà làm hoài nó vẫn cứ chạy. Vì cái chạy đó nó quen lâu năm rồi. Không phải lâu năm trong đời này, mà nó đã lâu năm trong nhiều đời trước nữa.

Trì danh nói là thấp song hành trì không dễ. Phải tin thực sâu, nguyện thực thiết và công hạnh phải chuyên cần thì mới hiệu nghiệm, nếu không thì cảnh khác chen vô phá hết. Khi niệm thì tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ. Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm mới đắc lực.

Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhơn của niệm Phật tam muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm.

Phương pháp niệm Phật đạt đến không xen tạp của Ấn Quang Đại Sư

02

Tôi nói với mấy huynh đệ về chữ “chấp trì danh hiệu”. Chấp nghĩa là cầm, còn trì là giữ lại. Giống như tôi nắm quyển sách không buông ra vậy, hễ bỏ ra là không trì. Khi mình xưng danh hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, làm sao trong tâm mình chỉ có ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ mà thôi. Đừng có cái gì khác, đừng cho một niệm gì xen vào hết. Trong lúc niệm Phật mà còn niệm những thứ khac nữa thì không phải niệm Phật. Nếu chấp trì được danh hiệu như Phật Thích Ca nói thì nhất định vãng sanh. Làm không đúng thì không có kết quả. Lời Phật nói không khi nào sai cả, chỉ tại mình hiểu chưa đúng, mà khi hiểu đúng thì cũng không hẳn đã làm đúng”.

Cũng có nhiều người đến than thở với tôi là muốn giữ cái tâm lại, nhiếp tâm để chấp trì danh Phật mà làm hoài nó vẫn cứ chạy. Vì cái chạy đó nó quen lâu năm rồi. Không phải lâu năm trong đời này, mà nó đã lâu năm trong nhiều đời trước nữa.

Cho nên, mình phải cột, phải nắm lại, rồi lần lần ‘cột nắm’ cũng dần quen. Khi đứng lại thì nó cũng quen đứng luôn. Vậy nên, phải thật chịu khó để đạt nhất tâm bất loạn, tức niệm Phật tam muội. Trong Quán kinh nói, lúc Phật Di Đà hiện tiền thì các Phật khác cũng hiện tiền. Hiện tiền là hiện ra trước mắt chứ không phải chiêm bao.

Hòa thượng nói thêm: “Khi dịch các kinh điển Đại thừa khác, tôi thấy trong các kinh đó đều có nói đến cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị Đại Bồ tát nhập Bất khả tư nghì Giải thoát cảnh giới, khi các vị ngồi kề bên Phật còn khuyên với nhau xả bỏ thân này để về Cực Lạc, bởi duyên Cực Lạc khó có nước nào bằng. Vậy nên, chúng ta hãy chuyên tâm niệm Phật”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm