Thứ, 31/07/2023, 19:00 PM

Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của đại từ bi

Hình ảnh đức Quán Thế Âm Bồ tát gần gũi dung dị và thần thái hiền từ như người mẹ, luôn được muôn người tưởng nhớ, thờ cúng, không phải chỉ trong đạo Phật mà cả trong văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy rằng, Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của đại từ bi, những hóa thân của Ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng đại từ bi ấy có thể xem như là tấm lòng của người mẹ đối với con cái, đồng thời phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo.

Công hạnh của Bồ tát Quan Thế Âm

02

Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng than của cuộc đời, để từ đó tìm cách cứu giúp chúng sinh thoát vòng đau khổ. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.

Ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát là để tưởng nhớ lại những dấu mốc trong cuộc đời và thành đạo của Ngài. Đó là cái tâm của người tu đạo, là sự tưởng nhớ đối với công đức vĩ đại của đức Quán Thế Âm Bồ tát luôn cứu khổ, cứu nạn, từ bi với hết thảy chúng sanh trong nhân loại.

Mỗi lần đến ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ tát, là khoảng thời gian để chúng ta nhìn lại bản thân và phát nguyện những điều tốt đẹp, tu tâm, tu thân. Căn bản gồm 3 điều như sau:

Thứ nhất, nguyện từ bi, yêu thương bản thân nhiều hơn: Nếu không yêu thương nơi bản thân mình thì chúng ta chẳng thể yêu thương được một ai khác. Yêu thương mình chính là yêu cả những cái tốt cái xấu để phát huy hoặc thay đổi nhằm giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn, hướng tới những điều chân - thiện - mỹ.

Thứ hai, nguyện nhẫn nhục: Đức Quán Thế Âm Bồ tát nhờ vào hạnh nhẫn nhục mà vượt qua bao kiếp nạn để tu thành chánh quả. Cho nên khi cúng vía đức Quán Thế Âm Bồ tát, chúng ta sẽ tưởng nhớ và cảm khái về đức hạnh này, học hỏi theo Ngài. Trong mọi hoàn cảnh phải bình tâm soi xét, chịu đựng được gian khổ sẽ có ngày thu được quả lành. Sự nhẫn nhục còn giúp chúng ta sống một đời an nhiên trong những niệm lành vì không có ai muốn làm hại đến người biết “nhịn”, giúp hóa giải những điều thù hận thành an vui.

Thứ ba, nguyện biết lắng nghe: Con người có một cái miệng để nói nhưng lại có đến hai cái tai để nghe nhưng người đời thường nói nhiều hơn nghe. Đức Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ lòng từ bi mà có thể lắng nghe hết thảy những khổ nạn của chúng sanh, càng thêm thương cảm, từ đó dốc lòng giúp đỡ những người có lòng tu tập vượt qua khổ nạn. Vậy nên, nguyện biết lắng nghe vô cùng quan trọng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm