Bốn loại duyên quyết định cha mẹ và con cái trở thành người một nhà?
Hỏi: Đứa bé sơ sinh của một vị cư sĩ bị hở van tim và viêm phổi, cần có máy thở để duy trì tính mạng. Bác sĩ nói cho dù nỗ lực hết sức cũng không cách nào chữa được, cho dù có thể sống được, chức năng mắt, tai, miệng đều hoàn toàn mất, kiến nghị rút máy thở ra.
Nhân duyên nào đưa con cái đến với cha mẹ?
Đáp:
Tình huống như vậy, trong kinh điển đức Phật nói với chúng ta, con cái và cha mẹ là bốn loại duyên, không phải bốn loại duyên này thì sẽ không trở thành người một nhà. Bốn loại duyên này là báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ.
Nhất định phải thật bình tĩnh để đối mặt, để xử lý chuyện này. Bạn xem đứa bé này thuộc vào loại nào trong bốn loại duyên này? Không phải báo ân, báo ân sẽ không để cha mẹ phải lo lắng, nó sẽ mang lại vui vẻ cho cha mẹ, cũng không phải báo oán, vậy thì là nợ nần rồi.
Không phải đến trả nợ mà là đến đòi nợ, nợ không nhiều, khiến bạn tổn thất không quá nhiều tiền, bạn có thể tiễn chúng đi. Nhưng chúng vẫn có duyên với bạn, bạn phải tận dụng cơ hội này kết thiện duyên với chúng, niệm Phật giúp chúng, cho dù bản thân chúng có biết niệm hay không, dùng tâm chân thành niệm Phật giúp đỡ chúng vãng sanh Tịnh độ.
Chúng có thể vãng sanh hay không, mấu chốt thực sự ở người nhà, ở cha mẹ, tâm của cha mẹ chí thành khẩn thiết, chúng sẽ có cơ hội này. Cho dù không thể vãng sanh, cũng sanh vào đường thiện, kết thúc duyên đòi nợ, trả nợ này với bạn, bạn bố thí ân đức cho chúng, lần sau nếu chúng lại tới nhà bạn, là tới báo ân. Chúng ta hiểu được đạo lý này, dùng phương pháp này xử lý là đúng rồi.
Vào lúc này, không cần rút máy thở ra, chỉ niệm Phật, để chúng còn có thể tỉnh táo, để chúng có thể nghe kinh. Nếu như chúng có thể nhìn, ở trước giường của chúng, nơi mắt chúng có thể nhìn thấy, nơi vừa mở mắt ra có thể nhìn thấy, treo một bức tranh Phật, treo tranh A Di Đà Phật, niệm Phật tiễn chúng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Xem thêm