Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

BTS Phật giáo tỉnh Bình Phước báo cáo Ban Thường trực HĐTS TW GHPGVN vụ di dời tượng Phật ở Bà Rá

Việc di dời am, miếu, tượng xây dựng trái pháp luật quanh núi Bà Rá của ông Nguyễn Hữu Tư là đúng với các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và theo đúng quy định của pháp luật.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM                                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           TỈNH BÌNH PHƯỚC                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                BAN TRỊ SỰ 
          
        
Vp.Chùa Thanh Long-TT Tân Phú-Đồng Phú                   Bình Phước, ngày 22 tháng 04 năm 2013
                       Số: 214/BC-BTS                                       
 
BÁO CÁO
Tình hình di dời các am, miếu, tượng
xây dựng trái pháp luật quanh núi Bà Rá.
                         

Kính gửi: Chư tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS TW GHPGVN.

Thực hiện chỉ đạo của Chư tôn giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự TW GHPGVN tại Công văn số: 132/CV.HĐTS ngày 17/4/2013. Về việc yêu cầu BanTthường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước có báo cáo khẩn giải trình về việc di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng trái pháp luật tại núi Bà Rá, phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Để Chư tôn giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự TW GHPGVN nắm được bản chất của vụ việc, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước xin báo cáo như sau:

1. Tình hình xây dựng các am, miếu, tượng Phật trái pháp luật quanh núi Bà Rá và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

Núi Bà Rá là ngọn núi duy nhất của tỉnh Bình Phước, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây địch đã giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng và có nhiều người đã anh dũng hy sinh. Núi Bà Rá đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, được áp dụng các quy định của Luật Di sản văn hóa để giữ gìn và bảo vệ.

Ngày 20/10/2004, UBND tỉnh có Quyết định số 2683/QĐ-UB thuận chủ trương giao đất quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái với các công trình tâm linh Phật giáo và khu Miếu Bà trên núi Bà Rá để khai thác tiềm năng du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho một bộ phận nhân dân.

Tuy nhiên, do công tác quản lý, giữ gìn, bảo vệ chưa nghiêm ngặt, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và địa phương thiếu chặt chẽ, đồng bộ nên thời gian qua đã để xảy ra tình trạng xây dựng các công trình thờ cúng, chặt phá cây rừng trái phép, xả rác bừa bãi… những việc làm này vừa làm mất vẻ mỹ quan, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân dễ dẫn đến mất an ninh trật tự và tình trạng cháy rừng.

Để thiết lập lại trật tự, tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử núi Bà Rá, ngày 18/12/2006, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2952/UBND-VX về việc xử lý các hành vi xâm phạm di tích lịch sử núi Bà Rá. Tại Công văn này UBND tỉnh giao:

“ UBND huyện Phước Long khẩn trương thành lập đoàn công tác liên ngành gồm các ngành chức năng có liên quan để tiến hành giải tỏa các công trình thờ cúng và việc khai thác lâm sản trái phép trên khu vực núi Bà Rá. Chuyển các tượng ở các điểm thờ cúng trái phép trên khu vực núi vào những nơi thờ tự hợp pháp tại địa phương.

Đặt một số thùng rác và làm các bảng chỉ dẫn, biển cấm trên đường từ chân núi lên đỉnh núi để hướng dẫn du khách tham quan.

Huy động lực lượng để dọn dẹp rác thải, bảo đảm đường từ chân núi đi lên đến đỉnh phải sạch sẽ, tạo ấn tượng đẹp với du khách, nhất là đối với vận động viên tham dự giải Việt dã leo núi “ chinh phục đỉnh cao Bà Rá” toàn quốc 2007.

Phối hợp với Sở Văn hóa – Thông tin, Chi cục Kiểm lâm và các ngành liên quan duy trì việc quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt khu di tích, xử lý nghiêm việc xây dựng các công trình thờ cúng, khai thác lâm sản trái phép và xả rác thải làm ô nhiễm môi trường.

Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình chỉ đạo cho các nhân viên đang công tác ở Trạm đồi Bằng Lăng và Đài tiếp vận phát sóng trên đỉnh núi, có trách nhiệm thông báo ngay cho UBND huyện Phước Long khi phát hiện các trường hợp chuẩn bị xây dựng các điểm thờ cúng và khai thác lâm sản trái phép trên núi để UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm”.

Ngày 04/12/2009, Ban Tôn giáo phối hợp cùng các cơ quan ban, ngành và mời Ban trị sự GHPGVN tỉnh cùng tham gia khảo sát các am, miếu, tượng phật xây dựng trái phép tại núi Bà Rá, phường Sơn Giang, thị xã Phước Long và có Báo cáo số 279/BC-BTG.PG ngày 08/12/2009 và tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 4351/UBND-VX ngày 23/12/2009 về việc quản lý việc xây dựng trái phép am, miếu, tượng phật trên núi Bà Rá. Tại Công văn này UBND tỉnh giao: “Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Phước Long tăng cường công tác quản lý chặt chẽ không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép am, miếu, tượng phật tại núi Bà Rá. UBND thị xã Phước Long xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân di dời các am, miếu, tượng phật xây dựng trái phép đến các cơ sở thờ tự được nhà nước công nhận trước ngày 03/01/2010”. Nhưng UBND thị xã Phước Long thực hiện chưa hiệu quả.

Ngày 28/01/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 291/QĐ-UBND về việc Thanh tra công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thị xã Phước Long. Sau khi kiểm tra, Đoàn Thanh tra 291 đã báo cáo kết quả UBND tỉnh và UBND tỉnh đã có Công văn số 2237/UBND-VX ngày 26/7/2011 về việc Kết luận và xử lý kết quả Thanh tra công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thị xã Phước Long. Tại Công văn này, UBND tỉnh tiếp tục giao UBND thị xã Phước Long:

 “Chỉ đạo các ngành chức năng của thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân di dời am, tượng quanh núi Bà Rá nhằm đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng cháy chữa cháy theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4351/UBND – VX ngày 23/12/2009. Đối với các cá nhân không chịu di dời thì tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ”.

Ngày 27/6/2012, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2091/UBND-NC về việc tiếp tục xử lý những tồn tại sau thanh tra công tác QLNN về tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thị xã Phước Long.

Tại mục 1, Công văn này UBND tỉnh giao Sở Nội vụ:

 “Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan thống nhất việc di dời am, tượng, miếu xây dựng tự phát lên Điện thờ Phật mẫu trên đỉnh núi Bà Rá do Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước quản lý để đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng cháy, chữa cháy”.

2. Công tác tổ chức thực hiện di dời.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 2091/UBND-NC, trong các ngày 27/7 và 13/9/2012, Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp với UBND thị xã Phước Long làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước và các ngành liên quan của thị xã nhằm thống nhất phương án di dời các am, miếu, tượng Phật quanh núi Bà Rá đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề nhạy cảm về tôn giáo xảy ra. Trong đó giao nhiệm vụ cho các xã, phường có liên quan mời các đối tượng là chủ am, miếu, tượng lên UBND xã, phường để vận động, tuyên truyền, thuyết phục các chủ am, miếu tháo dỡ, di dời (có biên bản làm việc cụ thể).

Sau khi thực hiện công tác vận động, tuyên truyền và thống nhất phương án di dời các am, miếu, tượng Phật quanh núi Bà Rá, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 05/9/2012 về việc thành lập Ban di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng trái phép quanh khu vực núi Bà Rá, phường Sơn Giang, thị xã Phước Long (kèm theo kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 05/9/2012 của UBND tỉnh).

Trên cơ sở Quyết định 1748 và Kế hoạch 67 của UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã phối hợp với UBND thị xã Phước Long, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng trái phép tại núi Bà Rá đồng thời ban hành các Quyết định thành lập các Đội di dời am, miếu, tượng Phật.
Ngày 29/9/2012, Sở Nội vụ phối hợp với các ngành liên quan triển khai di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng trái phép quanh núi Bà Rá lên Điện thờ Phật mẫu trên đỉnh núi do Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước quản lý đồng thời tổ chức lễ an vị tượng Phật theo nghi lễ Phật giáo do Hòa thượng Thích Nhuận Thanh và các thành viên trong Thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh làm chủ lễ.

3. Kết quả di dời.

Đội di dời số 1: Xuất phát từ trạm cáp treo lên đỉnh núi sau đó theo đường tam cấp di dời 05 tượng (01 tượng bà, 02 tượng phật, 02 tượng hộ pháp).

Đội di dời số 2: Xuất phát đến đồi Bằng Lăng di dời 15 tượng cao trên 60cm.

Đội di dời số 3: Xuất phát từ thôn Sơn Long, di dời 04 tượng phật cao từ 50cm đến 02m.

Kết quả di dời được 24 tượng phật. Trong đó, 05 tượng phật được di dời an vị tại Điện thờ Phật mẫu trên đỉnh núi Bà Rá; 19 tượng phật được di dời về an vị tại trụ sở Ban trị sự GHPGVN tỉnh (chùa Thanh Long, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú). Lễ an vị tượng phật được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo do Hòa thượng Thích Nhuận Thanh và các thành viên trong Ban Thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh làm chủ lễ.

4. Tình hình sau khi tổ chức di dời.

Trong quá trình thực hiện di dời các tượng xây dựng trong hang đá (còn gọi là “Hang cọp”), do những pho tượng này vừa nhỏ và làm bằng sành, sứ gắn chặt bằng xi măng nên trong quá trình đục bệ/đế tượng để di dời đã khiến một vài tượng bị hư hỏng. Cũng tại hang đá này, Ban Di dời phát hiện một số bàn, ghế, nệm, bài tây có biểu hiện phục vụ cho hoạt động bất minh nên ông Nguyễn Hữu Tư có chỉ đạo đốt bỏ.

Đối với tượng phật Quan âm trên hồ nước, do là tượng lớn, được xây dựng kiên cố, không thể tháo dỡ để di dời, nên đoàn đã để lại.

Lợi dụng những vấn đề này, một số đối tượng xấu đã lén lút đập phá tượng quan âm trên hồ nước, sau đó đưa một số người lớn tuổi tự xưng là “phật tử” lên ôm đầu tượng phật để quay phim nhằm ngụy tạo cảnh “đập phá tượng phật, đốt bỏ kinh sách” và phát tán lên mạng Internet nhằm kích động sự bất bình cho những người chưa nắm rõ bản chất vụ việc. Đồng thời, kích động một số người không hiểu đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (mặc dù đã được các ngành chức năng tuyên truyền, vận động, giải thích trước khi tổ chức di dời) viết “Thư thỉnh nguyện” gửi đến Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh để tố cáo ông Nguyễn Hữu Tư – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh cố ý làm trái với Công văn 2091 ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh (đập phá tượng Phật và đốt kinh, sách).

Sau khi nhận được “Thư thỉnh nguyện”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành xác minh nội dung phản ánh của Phật tử thị xã Phước Long và ngày 22/01/2013, UBND tỉnh có Công văn số 256/UBND-NC về việc trả lời “Thư thỉnh nguyện” của một số phật tử tại thị xã Phước Long. Tại Công văn này, UBND tỉnh đã khẳng định:

“1. Theo Điều 4, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Chùa, nhà thờ, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ”. Như vậy, những cơ sở am, miếu, tượng phật xây dựng quanh núi Bà Rá là những cơ sở xây dựng trái phép, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nên không được pháp luật bảo hộ.

2. Việc một số phật tử xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo quanh núi Bà Rá khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở này là trái với các quy định của pháp luật.

3. Việc một số phật tử cho rằng ông Nguyễn Hữu Tư không thực hiện việc di dời theo quyết định của UBND tỉnh mà “đập phá tượng và đốt kinh sách” là không có cơ sở.

4. Việc thực hiện di dời am, miếu, tượng phật xây dựng trái phép quanh núi Bà Rá của các cơ quan chức năng do ông Nguyễn Hữu Tư – Phó giám đốc Sở - Trưởng Ban Tôn giáo – Trưởng Ban di dời chủ trì là đúng với quy định của pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.”

5. Quan điểm của Ban trị sự GHPGVN tỉnh.

Đối với các công trình xây dựng quang núi Bà Rá:

Đây là các công trình xây dựng tự phát không được sự cho phép của Ban trị sự GHPGVN tỉnh cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (xâm phạm nghiêm trọng Điều 13, Luật Di sản – Văn hóa năm 2001; Điều 30, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Điều 29, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo nay là Điều 34, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo), ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích, gây mất an ninh trật tự, về sinh môi trường và công tác phòng cháy, chữa cháy. Do đó, các công trình này không nằm trong sự quản lý của giáo hội địa phương.

Đối với chủ trương của UBND tỉnh Bình Phước:

Núi Bà Rá đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Do đó, UBND tỉnh Bình Phước đã quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với các công trình tâm linh Phật giáo và khu miếu Bà trên núi Bà Rá để khai thác tiềm năng du lịch của khu di tích cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân. Vì vậy, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước rất đồng tình và ủng hộ chủ trương di dời các am, miếu, tượng phật xây dựng trái pháp luật này về an vị tại cơ sở Phật giáo hợp pháp của của UBND tỉnh nhằm bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời, việc di dời tượng phật về đúng nơi, đúng chỗ để thờ cúng một cách đàng hoàng, thể hiện sự tôn nghiêm và trang trọng của Phật giáo.

Đối với cá nhân ông Nguyễn Hữu Tư – Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo:

Ông Nguyễn Hữu Tư là người rất am hiểu về quan điểm chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo. Trong 4 năm qua (từ khi được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng Ban Tôn giáo), luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Ban trị sự GHPGVN tỉnh, cũng như tham mưu UBND tỉnh giải quyết kịp thời mọi nhu cầu tôn giáo chính đáng và hợp pháp của nhân dân có tín ngưỡng Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung. Nhưng đối với những việc vi phạm pháp luật thì phải xử lý để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Do đó, việc di dời am, miếu, tượng xây dựng trái pháp luật quanh núi Bà Rá của ông Nguyễn Hữu Tư là đúng với các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện di dời, có một số tượng tại “hang cọp” được làm bằng sành, sứ gắn chặt đế tượng bằng xi măng, trong quá trình đục để di dời bị hư hỏng.

Với tư cách là thành viên trong quá trình tổ chức và thực hiện di dời, Ban trị sự GHPGVN tỉnh khẳng định không có chuyện ông Nguyễn Hữu Tư đập phá tượng Đức Quán thế Âm Bồ tát và đốt kinh, sách như “Thư thỉnh nguyện” và các thông tin, hình ảnh phát tán trên mạng Internet.

Trên đây là Báo cáo của Ban thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước về tình hình di dời am, miếu, tượng phật xây dựng trái pháp luật quanh núi Bà Rá để Chư tôn giáo phẩm HĐTS TWGHPGVN tri tường.

Ngưỡng chúc Chư tôn giáo phẩm vô lượng an lạc./.
 
                      
Nơi nhận:                                                              TM. TT BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH

- Như trên;                                                                                    TRƯỞNG BAN

- Lưu VP;                                                                 Hòa Thượng Thích Nhuận Thanh (đã ký)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chết có đáng sợ hay không?

Phật pháp và cuộc sống 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Phật pháp và cuộc sống 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Trong ta có Phật

Phật pháp và cuộc sống 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Phật pháp và cuộc sống 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Xem thêm