Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người mẹ có con hiến giác mạc cứu 2 người sáng mắt 

Đó chính là chị Thùy Dương, mẹ của bé Hải An, hiện đang làm việc tại Ngân hàng Giác mạc Bệnh viện mắt Hà Nội 2 (TPHà Nội).

Có mặt tại đạo tràng chùa Giác Ngộ (TPHCM) chiều 3/11, trước 600 Phật tử để chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của mình, chị Nguyễn Trần Thùy Dương cho biết, rất xúc động và biết ơn vì được gặp gỡ và chia sẻ câu chuyện của Hải An cũng như những người đã được cứu sống nhờ hiến tạng.

“Chúng ta đều biết, hành trình này không chỉ là của riêng tôi và Hải An mà còn là của tất cả những người đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa tình yêu thương, sự hy sinh cao cả vì cộng đồng” - chị Dương nói.

Chị Thùy Dương nói về câu chuyện truyền cảm hứng của 2 mẹ con cách đây hơn 6 năm

Chị Thùy Dương nói về câu chuyện truyền cảm hứng của 2 mẹ con cách đây hơn 6 năm

Hải An, em bé được biết đến là người hùng - đã hiến giác mạc để giúp 2 người khác có đôi mắt sáng, trước khi bé qua đời vì bạo bệnh vào tháng 2/2018, lúc 7 tuổi.

Tại thời điểm đó, câu chuyện về một cô bé lớp 2 mong muốn hiến mô đã làm lay động trái tim và lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Một phong trào hiến mô tạng, giác mạc đã lan rộng khắp cả nước, số người đăng ký và hiến tặng mô tạng tăng lên một cách nhanh chóng. Câu chuyện này cũng đã được đưa vào sách giáo khoa, thơ, văn, đề thi ở nhiều cấp học khác nhau.

Đồng hành với con gái trong suốt thời gian em bị bệnh, qua đời và đồng ý hiến đi giác mạc cho con, chị Nguyễn Trần Thùy Dương vẫn miệt mài làm công tác xã hội, đi khắp nơi để vận động hàng ngàn người hiến mô tạng, giúp thắp sáng cuộc đời của rất nhiều hoàn cảnh kém may mắn.

Chị Dương khiến cả hội trường xúc động. “Khi Hải An bệnh nặng, quyết định hiến mô tạng của con không hề dễ dàng, nhưng tôi đã quyết định giúp con thực hiện di nguyện.

Phật tử nghe chia sẻ của chị Dương

Phật tử nghe chia sẻ của chị Dương

“Hải An từ nhỏ đã được dạy về tình yêu thương và lòng nhân ái. Khi bé nói về mong muốn hiến mô, tạng của mình, tôi thấy đó là mong ước chân thành và cao đẹp của bé, và tôi tôn trọng quyết định đó”, chị Thùy Dương nói.

Chị cho biết, hiến mô tạng có thể cứu sống và mang lại ánh sáng cho nhiều người khác, tôi đã cảm thấy đây là một việc làm đúng đắn và ý nghĩa. Do vậy, “thay vì chìm đắm trong nỗi đau, tôi muốn mang hy vọng thay đổi cuộc đời cho những người khác”.

Người mẹ làm ở Ngân hàng Giác mạc ở Hà Nội tha thiết khi nói về vấn đề lớn nhất hiện nay là sự khan hiếm nguồn tạng.

“Nhu cầu ghép mô, tạng rất lớn, hàng chục ngàn người vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ đợi được ghép gan, thận, tim. Về giác mạc, hiện nay Việt Nam có hơn 300.000 người đang cần ghép giác mạc, tuy vậy số lượng người ghép giác mạc mỗi năm chỉ tối đa 400 trường hợp”, chị Dương thông tin.

Là một người mẹ, sau 6 năm Hải An rời xa mình, chị Dương cho biết chưa từng hối hận về quyết định thực hiện hiến giác mạc theo di nguyện của con.

“Việc con gái tôi hiến giác mạc đã giúp hai người khác có lại ánh sáng là một điều ý nghĩa. Theo thông tin từ gia đình cũng như việc giữ liên lạc thường xuyên với họ thì hiện tại, cả hai người đều đã hồi phục tốt”.

Khi hay tin giác mạc của họ đã có lại sự trong suốt, thị lực đã được phục hồi đáng kể, một người đã có thể trở lại làm việc, còn người kia thì tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày, chị Dương bày tỏ: “tôi cảm thấy như Hải An vẫn luôn ở bên cạnh mình”.

Theo chị, đó là động lực để người mẹ này vượt qua những khó khăn và tiếp tục sống, làm việc ý nghĩa mà bản thân đang theo đuổi.

Phật tử lắng nghe chia sẻ của người mẹ có con hiến giác mạc. Tại chùa Giác Ngộ, nhiều đợt hiến máu, vận động hiến tạng, hiến xác cho y học đã diễn ra, được Phật tử quan tâm

Phật tử lắng nghe chia sẻ của người mẹ có con hiến giác mạc. Tại chùa Giác Ngộ, nhiều đợt hiến máu, vận động hiến tạng, hiến xác cho y học đã diễn ra, được Phật tử quan tâm

Trong tinh thần vận động Phật tử tham gia hiến mô tạng, hiến máu, nhiều năm qua, chùa Giác Ngộ thường xuyên tổ chức những đợt hiến máu tại chùa, cho Phật tử đăng ký hiến mô tạng, hiến xác cho y học…

Hiến mô tạng đi vào nghị quyết hoạt động của Giáo hội

Tháng 7/2024 Giáo hội Phật giáo VN có nghị quyết định hướng hoạt động, trong đó nêu rõ, “Ban Thư ký, Văn phòng Trung ương Giáo hội phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tổ chức phát động kêu gọi Tăng Ni, Phật tử và nhân dân tích cực đăng ký hiến mô, tạng cứu người với thông điệp “Cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Chính phủ phát động. GHPGVN đã ký kết chương trình phối hợp hành động với Ban Vận động hiến tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đối diện với cái chết của người thân

Phật pháp và cuộc sống 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Thiền và tập tạ

Phật pháp và cuộc sống 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Tuổi nào cho em

Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Xem thêm