Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Buổi chiều với nhà thư pháp, nhà thơ Trụ Vũ, bàn về Triển lãm Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chiều Chủ nhật, 27/1/2019 đã khai mạc TL Nghệ thuật Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại TT Văn hóa Nghệ thuật Bangkok (Bangkok Art and Culture Centre), Thái Lan thì chiều 28/ 1, chúng tôi đã có trọn 1 buổi chiều ngồi với nhà thơ, nhà thư pháp Trụ Vũ tại nhà riêng của thầy ở Sài Gòn.

Gặp tôi thầy rất mừng. Thầy Trụ Vũ biết tôi từ lâu và tôi cũng khâm phục thầy từ bao năm nay rồi. Chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại và liên lạc rất nhiều lần rồi. Nhưng đây là lần đầ tiên tôi đến thăm thầy. Và tại nhà riêng.

Dù tuổi đã sát 90 nhưng thầy Trụ Vũ vẫn khỏe, minh mẫn, vẫn làm việc, vẫn sáng tác từ sáng sớm cho đến đêm. Thế đấy.

Dù tuổi đã sát 90 nhưng thầy Trụ Vũ vẫn khỏe, minh mẫn, vẫn làm việc, vẫn sáng tác từ sáng sớm cho đến đêm. Thế đấy.

Thầy Trụ Vũ tên thật là Trần Đại Bính. Thầy có tài đặc biệt trong cả 2 lĩnh vực là sáng tác thơ và viết thư pháp. Dù tuổi đã sát 90 nhưng thầy vẫn khỏe, minh mẫn, vẫn làm việc, vẫn sáng tác từ sáng sớm cho đến đêm. Thế đấy.

Thật đáng tiếc là mới đây thầy Trụ Vũ bị tai biến nên sức khỏe không còn tốt như trước nữa. Nhưng chúng tôi vẫn giao tiếp được với nhau ngon lành, vẫn trình bày được các câu chuyện muốn bàn, muốn tâm sự.

Thầy Trụ Vũ mang cho tôi rất nhiều sách đã xuất bản, rất nhiều bức thư pháp đẹp và ấn tượng. Xung quanh chúng tôi vô số là các tác phẩm của thầy mà tác phẩm nào tôi cũng mê. Thế đấy.

Lá thư Thầy Nhất Hạnh gửi cho thầy Trụ Vũ.

Lá thư Thầy Nhất Hạnh gửi cho thầy Trụ Vũ.

Thế rồi câu chuyện xoay quanh việc tu tập, về Đạo Phật. Thế rồi cùng nhắc về Thầy Nhất Hạnh. Tôi bất ngờ và hạnh phúc vô cùng khi được ngồi ngắm lá thư Thầy Nhất Hạnh gửi cho thầy Trụ Vũ.

Thất Ngồi Yên, 11.7.04

Anh Trụ Vũ,

Anh đang ở sát bên tôi, nhưng tôi vẫn viết thư cho anh vì chuyện này rất đáng nói. Đó là việc tôi xin anh viết một số bài tụng cho các thế hệ Phật tử mới. Một bài thơ có thể được đọc nhiều lần, nhưng một bài tụng thì ai cũng tụng hàng ngày. Tôi đã viết được vài chục bài tụng, nhưng số lượng ấy không thấm thía gì đối với nhu cầu. Vậy xin anh góp vào một tay, với bàn tay tài hoa của anh. Công đức vô lượng. Những bài tụng của anh viết không những sẽ được tụng đọc hàng ngày mà cũng sẽ được hát sau khi phổ nhạc. Khi nào anh khỏe, mời anh sang thất Ngồi Yên nghe thử vài bài, như bài Hướng về Tam Bảo (cho trẻ em 7 – 12 tuổi) và bài Hướng về kính lạy (cho người lớn).

Chúc anh ngủ ngon

Thiền sư Thích Nhất Hạnh”

Tôi xúc động vô cùng. Tôi ngồi trong bình an ít phút để nhớ về những bài tụng mà mình vẫn ay tụng mỗi sáng, mỗi tối. Tràn ngập năng lượng và bình an.

Rồi thầy Trụ Vũ mang ra tặng tôi bài thơ “Nhất Hạnh Thiền Sư”. Bài này thầy Trụ Vũ mới sáng tác ngay cuối năm 2018 vừa qua:

“Thiền tướng uy nghi ấy đạo ta,

Thỏng buông tay áo giữ sơn hà

Mâu Ni Phật Tổ trao cành Bụt

Nhất Hạnh Thiền sư ủ liếp cà

Ngần ấy trang nghiêm cho tuyết lĩnh

Bao nhiêu công đức để hằng sa

Đi về mãi nhớ kinh vô tự

Nửa bước Hoa Nghiêm dựng một tòa.”

Thầy Trụ Vũ mang ra tặng tôi bài thơ “Nhất Hạnh Thiền Sư” mới sáng tác năm 2018

Thầy Trụ Vũ mang ra tặng tôi bài thơ “Nhất Hạnh Thiền Sư” mới sáng tác năm 2018

Bài liên quan

Bao kỷ niệm giữa thầy Trụ Vũ và Thầy Nhất Hạnh cứ thế tràn về mà có lẽ trong khuôn khổ một vài trang giấy không thể viết hết được. Xin đành hẹn để viết tiếp sau. Nhưng rất gần gũi và thân thương, rất xúc động và ý nghĩa.

Giờ này, tại Băng Cốc, các Phật tử từ khắp thế giới cũng như từ Việt Nam đang hạnh phúc ngắm nhìn các bức thư pháp và các cuốn sách bằng rất nhiều thứ tiếng của Thầy Nhất Hạnh. Chắc ai cũng rất hạnh phúc.

Còn ở Sài Gòn, chúng tôi chia tay thầy Trụ Vũ. Ra về, tôi mang theo bài thơ quý được đích thân thầy tặng. Thầy Trụ Vũ chia sẻ với tôi rằng, ngay ngày mai thôi, bài thơ này sẽ được chuyển ra chùa Từ Hiếu, Cố đô Huế để quý thầy ở đó khắc lên đá.

 Bạn biết không, bút danh Trụ Vũ của thầy Trần Đại Bính khởi nguồn từ một câu chuyện thú vị đến bất ngờ.

Chuyện rằng có một hôm thầy Trần Đại Bính cùng một người bạn đi lang thang trên đường Trần Hưng Đạo thì gặp cơn mưa bất ngờ đổ xuống. Hai người vội chạy đến núp dưới trụ điện.

Trong lúc trú mưa, người bạn nhìn sang bên đường thấy cửa hàng bán đinh, liền nói vui rằng ông sẽ lấy bút danh là Quách Thoại.

Nghe bạn nói vậy, thầy Trần Đại Bính hài hước đáp lại rằng thầy sẽ lấy bút danh là Trụ Vũ vì đang đứng cạnh trụ điện mà trên trời lại có mưa to.

Thế là từ đó có bút danh Trụ Vũ nổi tiếng mấy chục năm nay.

Thật kỳ lạ rằng, vì mê thư pháp nên trong 2 ngày nay đang rất bình an ngắm thư pháp và sống trong chánh niệm và tỉnh giác với hỷ lạc tuyệt vời. Cả thư pháp của Thầy Nhất Hạnh lẫn của thầy Trụ Vũ.

Nhân đây, xin gửi tặng quý vị và các bạn một vài bức ảnh về triển lãm đang diễn ra ở Băng Cốc mà tôi vừa mới nhận được, như món quà mừng xuân mới.

Khai mạc Triển lãm nghệ thuật Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Băng Cốc, Thái Lan 2019

Khai mạc Triển lãm nghệ thuật Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Băng Cốc, Thái Lan 2019

Về đến nhà, tôi nhận ngay được 5 bức tâm thư pháp của nhà thư pháp Thanh Hương gồm 5 cái Tết mà chúng tôi đã và đang tổ chức trong 12 năm qua “Tết Sách”, “Tết Yêu Thương”, “Tết Thiền”, “Tết Thầy Trò”, “Tết Chay”. Đẹp và ý nghĩa vô cùng. Tết Sách 2019 đang đến rất gần.

Giờ này, tại Băng Cốc, các Phật tử từ khắp thế giới cũng như từ Việt Nam đang hạnh phúc ngắm nhìn các bức thư pháp và các cuốn sách bằng rất nhiều thứ tiếng của Thầy Nhất Hạnh. Chắc ai cũng rất hạnh phúc.

Giờ này, tại Băng Cốc, các Phật tử từ khắp thế giới cũng như từ Việt Nam đang hạnh phúc ngắm nhìn các bức thư pháp và các cuốn sách bằng rất nhiều thứ tiếng của Thầy Nhất Hạnh. Chắc ai cũng rất hạnh phúc.

Các tác phẩm trong Triển lãm Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Băng Cốc, Thái Lan 2019

Các tác phẩm trong Triển lãm Thư pháp và Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Băng Cốc, Thái Lan 2019

Tự nhiên trong tâm tôi hiện lên rằng, con người cao ở nhẫn, quý ở thiện nhưng hơn nhau ở ngộ. Hay thật. Nhờ thư pháp mà tôi ngộ ra bao điều hay. Suốt mấy chục năm qua.

>CÁC BÀI VIẾT VỀ THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

TS Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Tin tức 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

Chùa Thiền Giác trao 300 phần quà, khám bệnh phát thuốc cho bà con

Tin tức 13:01 17/04/2024

Sáng ngày 17/4/2024, tại điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (Tp.Thủ Đức - TP.HCM) đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc và trao 300 phần quà cho người cao tuổi diện chính sách và bà con dân tộc Khmer nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây và kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Thượng tọa Thích Thông Triêm làm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Thuận

Tin tức 12:10 17/04/2024

Nghi thức công bố và trao quyết định bổ nhiệm diễn ra trong phiên họp toàn Ban Trị sự Phật giáo tỉnh này, sáng 16/4, tại chùa Phật Ân (TP.Phan Thiết).

Đồng bào Khmer ở Sài Gòn tới chùa vui đón Tết

Tin tức 15:35 16/04/2024

Tết cổ truyền là hoạt động thường niên nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar.

Xem thêm