Buồn ngủ khi nghe pháp đọc kinh

Có bạn hỏi: “Con rất thích lên chùa tụng kinh nhưng không hiểu sao mỗi lần tụng, con lại có cảm giác rất buồn ngủ. Thậm chí, có những lúc con ngủ gật mà không biết. Thầy có thể giải thích giúp con được không ạ?”

Buồn ngủ khi nghe pháp đọc kinh  1
Nam Mô A Di Đà Phật 

Đáp: Hôn trầm là tình trạng không riêng gì Phật tử mà đa số người tu đều mắc phải. Người mắc tình trạng hôn trầm này cũng không phải dễ trị. Người tu sợ nhất là hai chứng bệnh: “hôn trầm và tán loạn”. Chính hai thứ tập khí sâu nặng này nó làm chướng ngại rất lớn trên bước đường tu tập của chúng ta.

Lý do tại sao?

Tại vì hạt giống Phật pháp của con rất cạn mỏng yếu kém. Người nào mắc phải chứng bệnh hôn trầm này, thì Phật gọi người đó đang bị chìm sâu vào trong hang quỷ.

Về phương cách đối trị, trong kinh nêu ra có nhiều cách. Con chọn lựa xem cách nào phù hợp và có hiệu quả nhất, thì con cố gắng thực hiện nhé : 

Nếu trong lúc đang ngồi niệm Phật hay tụng kinh mà nó muốn buồn ngủ, con không thể kiềm chế được, thì con nên đứng lên lạy Phật sám hối, vì đó là nghiệp chướng của mình quá sâu nặng.

Con cũng có thể đứng lên đi kinh hành niệm Phật ở trong nhà hoặc ngoài sân, tùy theo khung cảnh và thời điểm thích hợp.

Con cũng có thể dùng phương pháp Chỉ Quán. Phương pháp này, Phật Tổ dạy chúng ta nên chọn một đề mục để quán. Như quán “thân bất tịnh” hay quán “nhân duyên”… Khi chúng ta quán phân tích chi tiết sâu vào, lúc đó những hệ thần kinh trong não bộ của chúng ta bắt đầu làm việc căng thẳng, do đó, nên con ma buồn ngủ sẽ tan biến ngay. 

Tuy nhiên, khi quán một hồi mà tâm con bị loạn động, thì hãy lập tức dùng Chỉ, tức là dừng vọng tưởng. Như dùng hơi thở hay câu niệm Phật để tâm ta an trụ vào đó. Đó là phương pháp tốt nhất nhất để con thực hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tam độc như cây có nhựa

Phật giáo thường thức 04:45 20/03/2025

Người đã hoàn toàn đoạn tận thì đối tượng nào cũng thế, bình đẳng như nhau, như cái cây đã khô héo, chặt nhỏ, chặt nhiều hay chặt đứt, chặt bằng cái gì cũng như nhau, cũng không tìm được ra nhựa cây.

Làm thế nào để thường được sanh vào đời có Phật?

Phật giáo thường thức 17:45 19/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, làm thế nào để thường được sanh vào đời có Phật?

Lấy vợ, trọng nhất sự hiền đức

Phật giáo thường thức 17:25 19/03/2025

Con người phải biết vẻ đẹp thật sự nằm ở đâu. Các bạn ngay cả điểm này cũng không biết thưởng thức, thì sẽ phán đoán sai lầm. Người nam bây giờ có biết phán đoán không? Người bây giờ đối với sự đẹp xấu có biết phân biệt không? Cái gì là đẹp?

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và tất cả đều có thể trở về nhà

Phật giáo thường thức 16:13 19/03/2025

Trong mỗi con người, mỗi con vật, mỗi cành cây, ngọn cỏ đều có Phật tính. Khi ta đủ lặng, đủ sâu, đủ mở lòng, ta sẽ thấy Phật ở khắp mọi nơi. Không trên trời, không ở một cõi xa xôi nào, mà ngay trong từng hơi thở, từng bước chân, từng ánh mắt chạm nhau giữa cuộc đời.

Xem thêm