5 lợi ích khi nghe Pháp: Bí quyết để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày

Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều khó khăn, áp lực. Nhưng nếu hiểu được bản chất của những khó khăn ấy, chúng ta sẽ có cách giải quyết, giúp cuộc sống nhẹ nhàng, an lạc hơn. Nghe Pháp Phật là một phương pháp giúp khai mở trí tuệ, thấu hiểu bản chất cuộc đời và biết cách chuyển hóa những khó khăn.

Vậy, việc nghe Pháp có những lợi ích đặc biệt gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5 lợi ích khi nghe Pháp: Bí quyết để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày 1
Ảnh minh hoạ.

Giúp nghe được những điều chưa nghe

Khi đi nghe Pháp, chúng ta sẽ được nghe và hiểu những điều trước đó chưa biết. Cho nên, ngay từ ban đầu, để dễ thâm nhập Pháp, chúng ta cần chuẩn bị một tâm thái trước; đó là: tâm quý kính, khao khát; là niềm vui, hạnh phúc, thích thú khi được nghe Pháp. 

Và ngược lại, nếu với tâm hời hợt, lững thững thì lợi ích của việc nghe Pháp không được bao nhiêu.

Từ những buổi giảng Pháp, người nghe sẽ được nhận nhiều giá trị, lợi ích về mặt tu tập, tâm linh và tri thức trong cuộc sống.

Làm trong sạch điều đã được nghe

Trong sạch nghĩa là lọc đi những ý lần trước nghe chưa rõ ràng, lờ mờ, hiểu chưa đến đâu. Tức là, trước đây, có những vấn đề chúng ta chưa hiểu rõ ràng ý nghĩa thì nay sẽ hiểu các vấn đề được minh bạch, trong sạch.

Giúp đoạn trừ nghi ngờ

Khi chưa nghe Pháp, nhiều người thường có sự nghi ngờ; bán tín bán nghi. Đây gọi là nghi cái - một trong năm triền cái cản trở sự tu tập (năm triền cái gồm tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo cử, nghi ngờ). Nhờ nghe Pháp, chúng ta đoạn trừ nghi ngờ, giúp được giác ngộ; từ đó lòng tin được tăng trưởng.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ nghe, mà cần phải tư duy để đoạn trừ nghi ngờ. Bởi lòng tin không thể có ngay, mà cần nhờ vào việc học hiểu, thực tập và chiêm nghiệm. Cho nên, đối với giáo Pháp, chúng ta phải ứng dụng, thực hành để đạt được lòng tin trọn vẹn, không lung lay.

Ví dụ: Trước đây, chúng ta thấy có người cắt cổ con dê, thì nghĩ là bình thường. Nhưng khi có ứng dụng, tu hành, tập giữ giới; lòng từ bi tự lớn lên. Khi đó, bản thân mới thấy không thể cầm dao để mổ các con vật; tự mình thấy sợ hãi, đau đớn. 

Làm cho tri kiến được chính trực

Tri kiến là sự thấy biết một cách chính trực, không lệch lạc hay hiểu sai theo tà kiến. Nhờ việc nghe Pháp, chúng ta hiểu đúng chính Pháp, tự biết mình chân chính, không lệch lạc. Khi đó, sẽ không có ai có thể mê hoặc, lừa dối chúng ta về giáo Pháp được. Tri kiến (chánh tri kiến) cũng là yếu tố đứng đầu trong Bát Chánh Đạo. 

Giúp tâm được tịnh tín, có đầy đủ lòng tin

Tịnh tín có nghĩa là tin một cách trong sạch, không có nghi ngờ ở trong tâm. Để có được tâm tịnh tín, chúng ta cần tu tập, suy ngẫm, ứng dụng Phật Pháp; từ đó mới sinh ra hạnh phúc, không ai làm lay động lòng tin của mình được.

Nếu ai đạt lòng tin Tam Bảo trong sạch, không chút nghi ngờ; thì sẽ vào bậc Thánh, đắc quả Tu đà hoàn (quả vị chứng đạo đầu tiên trong bốn Thánh quả). Người có lòng tin trong sạch với Tam Bảo thì làm phận sự sẽ viên mãn công đức.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm tâm từ

Phật giáo thường thức 17:48 18/03/2025

Khi trong tâm mang nhiều sân hận, oán thù và ý muốn tàn hại chính mình và người khác, mình sẽ rất đau khổ. Mình thường đổ lỗi cho người khác, nhất là những người thân yêu, nghĩ rằng mình là nạn nhân.

9 ân đức của Phật

Phật giáo thường thức 15:41 18/03/2025

Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật, nói một cách khác, Đức Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Phật giáo thường thức 14:45 18/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Xem thêm