Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Các cấp độ của giới pháp: Giới pháp của Bồ tát (10 giới trọng, 48 giới khinh)

Giới Bồ tát được gọi là Ðạo tục thông hành giới, nghĩa là người xuất gia và tại gia đều thọ trì như nhau. Không những thế mà các loài chúng sanh từ cõi trời Sắc giới trở xuống, hễ ai hiểu được lời nói của pháp sư đều có thể thọ giới, chỉ trừ những kẻ phạm 7 tội...

Giới pháp của Bồ tát

Những bản kinh liên quan đến giới bản của Bồ tát gồm có:

1. Bồ tát Anh Lạc bản nghiệp kinh 

2. Phạm Võng kinh Bồ tát giới bản 

3.Du già Sư địa luận Bồ tát giới bản 

4. Bồ tát Ðịa trì kinh 

5. Bồ tát Thiện giới kinh 

6. Ưu bà tắc giới kinh.

Trong các kinh nêu trên thì hai kinh Anh Lạc, Phạm Võng có nguồn gốc từ hệ thống kinh Hoa Nghiêm và được các học giả suy định là do người Trung Quốc biên soạn. Ba kinh Du già, Ðịa trì và Thiện giới bắt nguồn từ luận Du già Sư địa, cùng chung một nguyên bản, nhưng các bản dịch có tên khác nhau. Tại Trung Quốc, Việt Nam thì giới bản Phạm Võng tỏ ra thịnh hành nhất, nhưng ở Tây Tạng thì chỉ dùng giới bản Du giaâ.

Giới Bồ tát được gọi là Ðạo tục thông hành giới, nghĩa là người xuất gia và tại gia đều thọ trì như nhau. Không những thế mà các loài chúng sanh từ cõi trời Sắc giới trở xuống, hễ ai hiểu được lời nói của pháp sư đều có thể thọ giới, chỉ trừ những kẻ phạm 7 tội nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá sự hòa hợp của Tăng, làm cho thân Phật ra máu, giết Hòa thượng Bổn sư và giết thầy dạy phép tắc). Hơn nữa, giới này có thể thọ toàn phần hay từng phần, tùy theo khả năng. Ai đã thọ lãnh giới này rồi thì vĩnh viễn không mất giới, dù tái sinh ở bất cứ nơi đâu, chỉ trừ phạm 7 tội nghịch, phạm thượng phẩm trọng giới và bỏ mất tâm Bồ đề.

Giới này lấy tinh thần Tam tụ tịnh giới (xem lời giải thích ở Thập thiện giới) làm nền tảng. Sau đây, xin giới thiệu 10 giới trọng và 48 giới khinh thuộc giới bản Phạm Võng vốn phổ biến trong đời sống tu tập của người Phật tử Việt Nam:

10 giới trọng

1. Không được sát sinh 

2. Không được trộm cướp 

3. Không được dâm dục 

4. Không được vọng ngữ 

5. Không được mua bán rượu 

6. Không được nói xấu người đồng đạo 

7. Không được khen mình, chê người 

8. Không được tiếc lẫn tài và pháp 

9. Không được ấp ủ sự giận hờn 

10. Không được phỉ báng Tam bảo.

48 giới khinh

 1. Không được bất kính với thầy, bạn 

2. Không được uống các thứ rượu 

3. Không được ăn các loại thịt 

4. Không được ăn những thức ăn cay nồng 

5. Không được không khuyên bảo người sám hối 

6. Không được không siêng cầu chánh pháp 

7. Không được không đi nghe pháp 

8. Không được phản bội giới pháp Ðại thừa 

9. Không được không giúp đỡ người bệnh 

10. Không được tàng trữ dụng cụ sát sinh

11. Không được làm kẻ chủ mưu gây chiến 

12. Không được buôn bán một cách tàn nhẫn 

13. Không được vô cớ phỉ báng người khác 

14. Không được thiêu đốt bừa bãi 

15. Không được chỉ dạy sai lệch 

16. Không được nói pháp rối loạn 

17. Không được dựa thế lực để cầu lợi 

18. Không được làm thầy mà mù quáng 

19. Không được hủy báng người có giới đức 

20. Không được không phóng sinh và làm phước

21. Không được giận dữ báo thù 

22. Không được kiêu căng, không học 

23. Không được thọ giới trái quy định 

24. Không được học các sách khác 

25. Không được lạm dụng gây rối 

26. Không được không đãi khách Tăng chu đáo 

27. Không được lấy của chúng Tăng làm của riêng 

28. Không được mời riêng chư Tăng 

29. Không được sống bằng tà mạng 

30. Không được làm những việc điên đảo

31. Không được không cứu chuộc đồng đạo và kinh tượng 

32. Không được làm tổn hại chúng sinh 

33. Không được tà tâm làm quấy 

34. Không được rời bỏ tâm Bồ đề 

35. Không được không phát đại nguyện 

36. Không được không phát đại thệ 

37. Không được không hành Ðầu đà và bố tát hàng tháng 

38. Không được ngồi lộn xộn mất trật tự 

39. Không được không làm việc lợi ích 

40. Không được lựa chọn người để truyền giới

41. Không được vì tham lợi mà làm thầy 

42. Không được nói giới cho kẻ ác 

43. Không được cố ý phạm giới 

44. Không được không tôn trọng kinh luật 

45. Không được không giáo hóa người và vật 

46. Không được thuyết pháp trái với thể thức 

47. Không được tìm cách khống chế Phật giáo 

48. Không được phá hoại đạo pháp.

(Bản tóm tắt này dựa vào Bồ tát Phạm Võng của HT Trí Quang, bản ấn hành năm 1994).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu tập thành tài để chữa lành bền vững - Cách tiếp cận đột phá dưới ánh sáng sinh học lượng tử, tâm linh

Nghiên cứu 09:19 01/12/2024

Nhà Phật dạy rằng, "khổ đau là nền tảng để chuyển hóa," và Tâm Việt đã chứng minh điều này bằng những câu chuyện sống động như hiện tượng Khắc Hưng.

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Nghiên cứu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Vũ trụ trong vũ trụ

Nghiên cứu 11:38 30/11/2024

Nhà khoa học vật lý lý thuyết nổi tiếng nhất thế kỷ 21 là Stephen Hawking cũng có bài thuyết trình nhan đề “Gödel & The End of Physics” (Gödel & Sự kết thúc của Vật lý.) Ý kiến chủ yếu của ông có thể được gói gọn trong tấm ảnh dưới đây.

Xem thêm