Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 31/10/2022, 10:19 AM

Sự tích và thân tướng của Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát còn gọi là Đắc Đại Thế hiệu là Vô Biên Quang Bồ Tát. Thân lượng của Đại Thế Chí Bồ tát cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, đồng như thân lượng của đức Quan Thế Âm Bồ tát.

Thân tướng của Bồ tát Đại Thế Chí 

Viên quang nơi cổ mỗi phía rộng 125 do tuần, chiếu xa 250 do tuần. Ánh sáng của toàn thân màu vàng tử kim chiếu thấu thập phương thế giới, người có duyên liền được thấy.

Chỉ thấy được ánh sáng nơi một lỗ chân lông của Bồ tát, thời liền được thấy quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở mười phương. Vì thế nên Bồ tát có hiệu là Vô Biên Quang. Bồ tát dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh thoát khỏi tam đồ đặng thành vô thượng lực nên lại hiệu là Đại Thế Chí.

Thiên quan của Bồ tát có năm trăm bảo hoa. Mỗi bảo hoa có năm trăm bảo đài. Hình tướng những thế giới tịnh diệu của chư Phật ở mười phương đều hiện rõ bóng trong mỗi bảo đài.

Trên đỉnh đầu, nhục kế hình như hoa sen hồng. Trên nhục kế có một chiếc bình báu đầy ánh sáng. Ánh sáng trong bình chiếu ra thành những Phật sự. Ngoài ra những tướng hảo khác đều giống như đức Quan Thế Âm Bồ tát.

Lúc Đại Thế Chí Bồ tát đi thời chấn động cả thập phương thế giới. Chính chỗ đất động đó có năm trăm ức bảo hoa. Mỗi bảo hoa cao đẹp trang nghiêm như Cực Lạc thế giới. Lúc Bồ tát ngồi, toàn cõi Cực Lạc đồng thời lay động.

Từ thế giới của đức Kim Cương Phật ở Hạ phương đến thế giới của đức Quang Minh Vương Phật ở Thượng phương, trong đó vô lượng trần số phân thân của Vô Lượng Thọ Phật, phân thân của Quan Thế Âm cùng của Đại Thế Chí tất cả đều vân tập nơi Cực Lạc thế giới, đông chật cả hư không. Mỗi phân thân đều ngồi tòa sen báu, đồng diễn nói diệu pháp, cứu khổ chúng sanh…

Bồ tát Đại Thế Chí.

Bồ tát Đại Thế Chí.

Truyền thuyết về Đại Thế Chí Bồ tát

Hòa thượng Tuyên Hóa giảng: “Đại Thế Chí Pháp vương tử và Bồ Tát Quán Thế Âm đều là con trai của Đức Phật A Di Đà – khi Đức Phật còn là vị Chuyển luân thánh vương. Khi Đức Phật A Di Đà đã thành tựu quả Phật, hai vị Bồ Tát nầy đến để trợ thủ cho ngài. Hai vị Bồ Tát là hai người bạn đồng hành hằng ngày của Đức Phật A Di Đà, một vị bên trái, một vị bên phải.

Khi Đức Phật A Di Đà nhập diệt, không còn là bậc giáo chủ của cõi Cực lạc phương Tây; trong nửa đêm, giáo pháp sẽ suy tàn; và đến cuối nửa đêm đó, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ thành Phật tại cõi Cực lạc phương Tây.

Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập diệt, không làm bậc giáo chủ của cõi Cực lạc phương Tây nữa, thì Bồ Tát Đại Thế Chí sẽ thành Phật cùng một cách như Bồ Tát Quán Thế Âm, ngài làm giáo chủ cõi Tây  phương  Cực lạc. 

Bồ Tát Đại Thế Chí còn được gọi là Đắc Đại Thế. Ngài rất mạnh, đến mức độ mỗi khi ngài nhấc tay, động chân, hay lắc đầu, thì đất bằng chuyển động. Khi ngài đi, thì đất rung chuyển. “Pháp vương tử”  có nghĩa là  Bồ Tát.”

Tiền thân đức Đại Thế Chí Bồ Tát là Vương Tử Ni Ma. Theo Kinh Bi Hoa: “Trong kiếp Thiện Trì, Phật hiệu là Bảo Tạng. Lúc ấy đức Phật A Di Đà có hiệu là Ly Tịnh. Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện làm Thái Tử thứ nhất, Đại Thế Chí Bồ Tát thị hiện làm thái tử thứ hai, tên là Ni Ma.

Khi vua cha Vô Tránh Niệm – Tiền thân của Phật A Di Đà Phật – Nghe theo lời khuyên của đại thần Bảo Hải – Tiền thân của Thích Ca Mâu Ni Phật – đã đến quy y, nghe pháp với Bảo Tạng Phật, phát tâm Bồ Đề và các đại nguyện. Trưởng tử là vương tử Bất Thuấn – Tiền thân của Quán Thế Âm, vương tử Ni Ma – Tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát và 888 vương tử đã cùng phát Bồ Đề tâm. Cả hai vương tử đều phát nguyện khi thế giới Cực Lạc thành tựu sẽ hộ trì Phật A Di Đà thâu nhiếp chúng sanh niệm Phật ở mười phương thế giới về Cõi Cực Lạc..”

Trong Tam Tạng Kinh Điển, Đại Thế Chí Bồ Tát được nhắc đến nhiều nhất trong hai kinh: Kinh Bi Hoa và Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nơi kinh Bi Hoa là nói đến tiền thân của Ngài lúc còn hành Bồ Tát Đạo. Nơi Kinh Lăng Nghiêm là nơi Ngài cùng 24 vị Thánh lược nói về 25 pháp môn viên thông. Cũng trong kinh này, môn Niệm Phật Viên Thông của Ngài được hậu thế tôn xưng là kim chỉ nam để vào được Niệm Phật Tam Muội. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm