Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/07/2015, 14:32 PM

Cách chuyển hóa tức giận

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận…

Lớp học giáo lý “Hiểu về trái tim” do CLB Hà Nội 14 Chữ tổ chức dưới sự hướng dẫn của ĐĐ.Thích Lệ Minh, chứng minh sư Gia đình Tâm linh 14 Chữ, Ủy viên Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN tính đến nay đã đi đến buổi học thứ ba.

Lớp học được mở ra nhằm hướng các bạn trẻ nhận biết được các cảm xúc của bản thân dựa trên những hiểu biết và tư duy tích cực về giá trị đích thực của cuộc sống, phát huy cảm xúc tích cực và chuyển hóa các cảm xúc tiêu cực để làm chủ hành động, làm chủ tương lai.
ĐĐ.Thích Lệ Minh chia sẻ với các bạn trẻ phương pháp”Chuyển hóa sân hận” trong cuộc sống

Chuyển hóa sân hận” là chủ đề xuyên suốt buổi học và đã giải thích được tất cả những thắc mắc bấy lâu nay trong tâm thức của các phật tử tham gia về sự tức giận. “Giận dữ”, hay còn gọi là “sân hận” được định nghĩa như dòng chảy cảm xúc mà trong đó, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc làm…mang lại sự bực dọc, không ưa thích. 

Theo nhà Phật, cơn giận dữ như ngọn lửa đỏ có thể thiêu cháy tất cả. Sân hận biểu đạt trạng thái nhìn người khác một cách đăm đăm không chớp mắt, mắt trợn trắng cẳm phẫn, tức giận, biểu thị cái nhìn như muốn “ăn tươi nuốt sống” người khác.

Sân hận còn được biểu đạt dưới góc độ tính tình, thái độ ứng xử, có thể là sự hiềm khích, bực dọc, im lặng, làm ngơ, dửng dung trước khổ đau của người khác, dù là người thương, người thân đã từng chia sẻ niềm vui, nỗi khổ trong cuộc sống.

Sân hận có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Cuộc đời có bao nhiêu vấn đề thì sân hận theo đó xuất hiện, tồn tại, phát triển tương thích. Nhưng nguyên nhân, gốc rễ của nỗi sợ hãi bắt nguồn từ thái độ sợ hãi.

Nỗi sợ hãi đã trở thành chất xúc tác tạo nên bạo động, thậm chí có thể giết hoặc đẩy người khác vào chân tường. Phản ứng sợ hãi thường kéo theo bạo động về tư tưởng, lời nói, việc làm, cách thức đối xử với người khác. Vì thế, nỗi sợ hãi chính là nguồn gốc của khủng bố.
Thầy dạy về cách trải rộng tình thương, sống với lòng từ bi, hỷ xả 

Trò chuyện với phật tử Lê Mậu Sỹ, lớp trưởng của Lớp học giáo lý “Hiểu về trái tim”, anh chia sẻ: “Tức giận đối với nhiều người thì ngay lúc ấy người đó sẽ bộc phát bằng những ngôn từ rất khó nghe, những hành động xấu. Còn đối với tôi, tôi rất ít khi tức giận. Mỗi khi tức giận tôi thường quán chiếu vào hơi thở, biết được rằng mình đang sân giận và nghĩ đến cái hậu quả của cơn giận đó nếu như con giận bộc phát thì sẽ như thế nào. Những lúc như thế, tôi thường cố gắng im lặng không phát ngôn và không hành động. Dần dần cơn giận sẽ nguôi ngoai trong vòng 15 – 20 phút. Lớp học giáo lý là một lớp học luôn hướng các bạn trẻ tới một lối sống đẹp, lối sống chân thiện mỹ và giúp nhận ra được giá trị của cuộc sống. Là lớp trưởng, tôi nghĩ trước tiên phải cố gắng là một tấm gương tốt, mình tự thắp đuốc cho mình để làm gương cho mọi người, những bạn trẻ có thể nhìn vào mình để tự quán chiếu lại bản thân”.
Các bạn trẻ cùng chụp hình lưu niệm với thầy sau buổi học 

Để buổi học được trở nên thú vị và sinh động, ĐĐ.Thích Lệ Minh còn sử dụng những mẩu chuyện hay của Phật giáo về nỗi sân hận (như câu chuyện dân gian về một anh ngư phủ hay Tam Quốc Chí…) làm ví dụ minh họa cho những ý chính mà ĐĐ.Thích Lệ Minh muốn truyền đạt tới. Có thể nói, bài bọc thứ ba về “nỗi sân hận” này không chỉ giúp các phật tử hiểu được thế nào là sân hận mà còn giúp chuyển hóa tâm sân hận, biết kiểm soát bản thân mỗi khi nỗi sân hận đến và chiếm lấy tâm thức của chính họ.

Là người con Phật, phải có chánh niệm và tỉnh thức để nhận biết được sự vận hành của sân hận. Nó có tác hại đối với đời sống đạo đức, lương tâm, nhất là đối với sức khỏe, tuổi thọ và giá trị tình người!

Mỹ Hạnh Thiện
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm