Cách làm từ thiện ngày nay của giới siêu giàu
Xu hướng của 'chủ nghĩa tỷ phú làm từ thiện' và cẩm nang bảo tồn của cải một cách thông minh của giới nhà giàu. Người đề ra xu hướng này, ông trùm thép Andrew Carnegie, nói một câu bất hủ: "Chết trong sự giàu có là cái chết đáng hổ thẹn”.
Chủ nghĩa “Tỷ phú làm từ thiện” do ông trùm thép Andrew Carnegie khởi xướng từ những năm 1800 đang được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Với gia tài khổng lồ tại Pittsburgh, Mỹ, Carnegie chắc hẳn là một trong những nhà từ thiện lớn nhất thế giới. Tên của ông xuất hiện trong hàng ngàn cuốn sách tại thư viện, trường đại học và những học bổng danh giá. Carnegie tin tưởng vào việc nuôi dưỡng tâm hồn. Ông đã dành phần lớn của cải để xây dựng các không gian dành cho âm nhạc, văn hóa. Trong suốt cuộc đời, Carnegie đã trao tặng hơn 90% tài sản của mình với tổng trị giá 350 tỷ USD (theo tỷ giá năm 2020).
Arnault Carnegie không những là nhà từ thiện lớn nhất thế giới mà còn là nhà từ thiện hiện đại nhất. Công trình sách “Cẩm nang bảo tồn của cải” nổi tiếng của ông đã đưa ra những nguyên tắc cho người giàu khi đóng góp cho xã hội.
Ông trùm thép Andrew Carnegie, nói một câu bất hủ: "Chết trong sự giàu có là cái chết đáng hổ thẹn”.
Tuy có vẻ quen thuộc trong thế giới ngày nay, hình ảnh những tỷ phú đi làm từ thiện lại là cả cuộc cách mạng lớn lao vào thời của Andrew Carnegie. Ông chính là người đặt nền móng cho tư tưởng và phong cách làm từ thiện hiện đại. Theo ông, đóng góp tài chính cho xã hội phải được thực hiện theo cách toàn diện bằng cả tâm trí, cơ thể và linh hồn. Ý tưởng của ông là tạo ra một nơi mà tất cả các nhà công nghiệp vĩ đại có thể đến với nhau và ngăn chặn Thế chiến.
Những mâu thuẫn trong cách làm từ thiệnKhi thế giới bàng hoàng vì vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris cách đây vài năm. Rất nhiều công sức và tiền của đã được gom lại để phục vụ việc tái thiết nhà thờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng liệu chừng đó tiền của có thể phục vụ xã hội tốt hơn bằng cách dành tặng cho những người nghèo hay không.
Và mâu thuẫn này đã trải dài suốt hơn 200 năm.
Tuy nhiên, khi mở cửa thư viện khổng lồ tại Pittsburgh, Carnegie đã nêu rõ ý kiến với nhân viên: “Các bạn sẽ nghĩ với chừng ấy tiền, tôi có thể tăng lương cho nhân viên thay vì xây dựng một công trình tốn kém. Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi mình sẽ làm gì với số tiền lương nhiều hơn mỗi tháng? Sửa soạn cho gia đình những bữa ăn ngon hay đầu tư loại đồ uống hảo hạng? Không. Tôi biết chính xác thứ bạn cần. Thư viện, bảo tàng, phòng hòa nhạc. Chúng giúp con người phát triển. Chúng là lý do tôi tiết kiệm một số tiền khổng lồ. Tôi đang mang lại cho xã hội và cộng đồng những gì họ thật sự cần.”
Về mặt nhận thức và triết học, việc quyên góp để phục hồi nhà thờ sau vụ cháy hay ủng hộ nghệ thuật là hành động đáng hoan nghênh. Bởi nhân loại không chỉ phát triển dựa trên việc tìm kiếm cái ăn qua ngày, mà họ phát triển nhờ tâm trí và linh hồn được nuôi dưỡng đúng cách. Xã hội tồn tại những vấn đề cấp bách như nạn vô gia cư, sự mất cân bằng lương thực hay phân hóa giàu nghèo. Nhưng giữ gìn văn hóa và bảo tồn di sản nghệ thuật cũng quan trọng không kém.
Trong thời hiện đại, khi của cải ngày càng tập trung trong tay một số người thì những quy luật mà Carnegie vạch ra trong công trình sách của ông vẫn không thay đổi trong suốt 200 năm. JP Morgan, John D. Rockefeller, Cornelius Vanderbilt và William Randolph Hearst đều nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ được dùng để phân phối cho những nhu cầu xã hội đúng theo cách Carnegie đề cập trong sách.
Carnegie cho rằng, người giàu có trước hết phải biết cách sống khiêm tốn, chi tiêu vừa phải cho những mong muốn chính đáng của chính mình và những người phụ thuộc, sau đó phải biết ủy thác và quản lý các khoản thu còn lại để tạo lợi ích tối đa cho cộng đồng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm