Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/11/2022, 08:41 AM

“Từ thiện là công tác đặc biệt phát khởi từ tâm, không kể thời gian, không gian”

Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP HCM) được hàng triệu người dân biết tới với viên mãn Phật sự kiên trì thiện nguyện. Trong dịch Covid 19, Hội đã tài trợ chống dịch với kinh phí 160 tỷ đồng. Phỏng vấn Đại đức Thích Minh Phú, trụ trì kiêm Chủ tịch Hội Từ thiện Chùa Tường Nguyên.

Audio

Với người tu sĩ “hoằng pháp lợi sanh” là điều không thể thiếu trong quá trình tìm cầu giác ngộ, giải thoát. 

PV: Được biết, Hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên đã khởi động chuỗi hoạt động từ thiện trên khắp cả nước, xin Đại đức cho biết về những kết quả nổi bật trong thời gian qua?

Hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hội từ thiện Chùa Nguyên đã khởi công xây dựng và bàn giao 20 cây cầu lớn nhỏ với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng, 30 căn nhà tình thương mỗi căn 60 triệu đồng; phối hợp với Bệnh viện mắt Phương Nam thực hiện 1.200 ca mổ mắt bằng phương pháp kỷ thuật cao, kinh phí cho mỗi ca là 1,5 triệu.

Ngoài ra, Hội còn tổ chức tặng 2.000 phần quà cho bà con nghèo mỗi phần quà trị giá 400 nghìn đồng, khánh thành đưa vào hoạt động 03 phòng học dạy tiếng Khmer, Pali và giáo lý cho Chùa Tăng Du huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

677986fe1ca1c5ff9cb0

PV: Là một tu sĩ trẻ dấn thân với tâm phụng sự qua các công tác thiện nguyện, mong Đại đức chia sẻ thêm về những thuận lợi và khó khăn cũng như thách thức trong quá trình làm thiện sự?

Trong quá trình làm thiện nguyện, Minh Phú luôn nhận được sự ủng hộ từ Chư tôn Trưởng lão lãnh đạo Giáo Hội, Trưởng các Ban, Ngành trên địa bàn sở tại và các Mạnh Thường Quân, các nhà hảo tâm, chư Phật tử quốc nội cũng như hải ngoại. Chính những sự ủng hộ từ vật chất cho đến tinh thần này đã tiếp thêm động lực để Minh Phú tiếp tục tiến bước trên con đường hành Bồ Tát nguyện.

Song song với những thuận lợi vừa nêu, trong quá trình làm thiện nguyện, Minh Phú cũng gặp phải những vấn đề nan giải liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực. Mỗi chương trình thiện nguyện đều đỏi hỏi phải quy tụ không chỉ tài lực, mà còn phải có một nguồn nhân lực thật hùng hậu để có thể sắp xếp, bố trí, tổ chức chương trình. Nhưng hiện nay, nguồn nhân lực hỗ trợ cho các hoạt động từ thiện còn khá mỏng, dẫn đến việc “đuối sức” khi một ngày phải đi nhiều nơi, thực hiện nhiều công việc.

PV: Có ý kiến cho rằng Tăng Ni trẻ hiện nay ngộ nhận về lí tưởng xuất gia là để trở thành một điều gì đó thay vì xuất gia vì lí tưởng hoằng pháp lợi sanh. Đại đức có góc nhìn như thế nào về vấn đề này?

Nhận định “Tăng Ni trẻ hiện nay ngộ nhận về lí tưởng xuất gia là để trở thành một điều gì đó thay vì xuất gia vì lí tưởng hoằng pháp lợi sanh” là đúng hay sai? Có hay không? Minh Phú xin không bàn đến, mà chỉ xin trình bày một vài thiển ý của cá nhân mình về vấn đề lí tưởng của người xuất gia.

Lí tưởng sẽ quyết định chúng ta sẽ là ai trong tương lai, do đó dù là phàm nhân hay bậc Thánh đều có những lí tưởng cho riêng mình. Những lí tưởng này, có thể lớn lao vĩ đại và cũng có thể nhỏ bé như “có được một điều gì đó trong tay”. Là người tu sĩ, “hoằng pháp lợi sanh” không chỉ là lí tưởng mà còn là nghĩa vụ, và là cách cúng dường mười phương, ba đời chư Phật ý nghĩa nhất.

Đã là tu sĩ thì dù trẻ, hay cao niên tin chắc đều hiểu rõ vấn đề này. Tuy nhiên, đối với các vị Tăng Ni trẻ, do chưa có điều kiện để nên chưa thể, hoặc chỉ thực hiện được ở một chừng mực nào đó lí tưởng cao cả này. Đương nhiên sẽ vẫn có một bộ phận Tăng Ni sơ tâm xuất gia, nên có những mong cầu cá nhân. Nhưng đã là người tu cần phải luôn nhớ rằng “hoằng pháp lợi sanh” là điều không thể thiếu trong quá trình tìm cầu giác ngộ, giải thoát.

Là người tu sĩ, “hoằng pháp lợi sanh” không chỉ là lí tưởng mà còn là nghĩa vụ, và là cách cúng dường mười phương, ba đời chư Phật ý nghĩa nhất.

Là người tu sĩ, “hoằng pháp lợi sanh” không chỉ là lí tưởng mà còn là nghĩa vụ, và là cách cúng dường mười phương, ba đời chư Phật ý nghĩa nhất.

Làm thiện nguyện cũng là tu.

PV: Công tác thiện sự được diễn ra thường xuyên và Đại đức phải theo sát nó rất nhiều. Đại đức có kế hoạch gì để cân bằng giữa việc tu học và làm thiện sự hay không?

Vấn đề này có liên quan đến quan niệm tu học của mỗi người, riêng cá nhân Minh Phú quan niệm rằng tu học không phải chỉ gói gọn trong các thời khoá hay trong từng trang sách, mà đó còn là quá trình trải nghiệm thực tế những khổ đau của nhân sinh, để giác ngộ lí vô thường, vô ngã và trưởng dưỡng từ tâm. Do đó, với Minh Phú làm thiện nguyện cũng là tu.

PV: Trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Đại đức có nguyện vọng gì với Giáo hội và Tăng lữ Phật giáo hay không?

Đức Phật dạy, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta. Ngoài ra, bàn về tầm quan trọng của luật lệ, Cổ đức cũng có dạy “Nước không luật nước loạn, nhà không luật nhà vong”. Qua hai lời dạy trên, có thể thấy luật, hay giới luật là những điều rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự trường tồn của các tổ chức đoàn thể.

Lịch sử cho thấy, Phật giáo từ khi thành hình đã luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam, có thời Phật giáo còn trở thành Quốc giáo. Thời đại huy hoàng ấy có được là nhờ chư Tổ đức luôn xem giới luật là Thầy, kính giới như kính Thầy, giữ giới như giữ gìn lời Thầy truyền trao. Tuy nhiên, thời đại ngày càng phát triển, nhiều yếu tố mới tác động làm cho vai trò của giới luật bị lung lay, dẫn đến một bộ phận tu sĩ xem nhẹ tầm quan trọng của giới luật, muốn minh chứng cho điều này không khó, chỉ cần xem trên mạng là sẽ thấy những tin tức xấu có liên quan đến tu sĩ Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức chịu trách nhiệm trước sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam. Do đó, Minh Phú hy vọng trong nhiệm kỳ tới Giáo hội và toàn thể giới tu sĩ phải nhìn nhận việc suy đồi đạo đức người tu chính là lời cảnh báo cho việc giới luật Phật chế đang bị xem thường. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, thanh lọc những những thành phần “ma sư” ra khỏi Tăng đoàn, ngày diệt vong của Phật giáo sẽ không xa. Dẫu biết, “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp” là những dấu hiệu sẽ có trong thời Mạt pháp này. Nhưng là người con Phật, Minh Phú vẫn mong dù không thể trị “gốc”, nhưng cũng nên xử lý được “ngọn”. 

Thiện nguyện là quá trình trải nghiệm thực tế những khổ đau của nhân sinh, để giác ngộ lí vô thường, vô ngã và trưởng dưỡng từ tâm.

Thiện nguyện là quá trình trải nghiệm thực tế những khổ đau của nhân sinh, để giác ngộ lí vô thường, vô ngã và trưởng dưỡng từ tâm.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của Đại đức. Cũng trong dịp này Đại đức có lời gì gởi gắm đến những người đang làm công tác thiện nguyện, cống hiến cho hoạt động cộng đồng hay không?

Kính thưa Quý thiện nhân, từ thiện là một công tác đặc biệt phát khởi từ tâm. Do đó, không kể thời gian, không gian chỉ cần tâm lành khởi là chúng ta lại nghĩ đến việc phải làm điều gì đó giúp ích cho đời. Do đó mỗi người, mỗi tổ chức lại có những phương pháp làm từ thiện khác nhau. Minh Phú hy vọng, tất cả chúng ta, những con người cùng chung lí tưởng có thể đoàn kết lại, thay vì tự vận tác như hiện nay. Ngoài ra, làm từ thiện cũng là việc làm giúp mang đến an lạc cho tự tâm, nên nếu có mệt mỏi, hay vì gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, chúng ta hãy vẫn luôn giữ thái độ lạc quan và nụ cười trên môi. Vì nếu bản thân chúng ta không an lạc thì rất khó mang đến an lạc cho người khác.

Xin cảm ơn Đại đức! 

Đại đức Thích Minh Phú (sinh năm 1980), Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ 8, nay là Phó trưởng Ban thường trực Ban TTXH Giáo hội PGVN TP HCM, trụ trì và Chủ tịch Hội từ thiện chùa Tường Nguyên (Q.4) đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba (2008), Huân chương Lao động hạng nhì (2014) về công tác an sinh xã hội và công tác từ thiện; Huân chương Lao động hạng 3 (2021) do có thành tích xuất sắc trong công tác Phòng chống dịch COVID - 19, Đại đức còn nhận được Huân chương Hữu nghị của Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia (2014). Ngoài ra, Đại Đức còn là gương mặt tu sĩ duy nhất trong 10 cá nhân đạt giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2021 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên tổ chức xuyên suốt 12 chương trình thiện nguyện từ lúc thành lập cho đến nay như: Mổ mắt, khám bệnh cho người nghèo, Tặng xe lăn, xe lắc, Xây cầu, Xây nhà tình thương, làm đường, Nấu cơm, tặng quà gồm nhu yếu phẩm,...các chương trình Phật sự: Vu Lan báo hiếu, đúc chuông, tạc tượng,….Tổng kinh phí mỗi năm từ 20 tỷ đến 60 tỷ.

Năm 2021 Khi đại dịch Covid bùng phát Hội tổ chức chương trình Bữa Cơm Yêu Thương ; trao tăng 1,8 triệu suất cơm đến các khu cách ly, các bệnh viện, các tổ chức, cơ quan đoàn thể…, trao tặng 18 xe cứu thương, Vật tư y tế, máy móc, bình oxy, khẩu trang… và thành lập tổng đài Bác Sĩ của F0 tại nhà, chung tay cùng Nhà nước và nhân dân chống dịch với tổng kinh phí hơn 160 tỷ đồng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đại đức Thích Tuệ Minh: “Trẻ không đến chùa, không tu tập thì bao giờ mới tu?”

Phỏng vấn 08:00 01/05/2024

Trong những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn Nghệ An nói riêng và các tỉnh, thành, thị nói chung đã chọn các điểm chùa là di tích lịch sử văn hóa để học sinh học tập tham quan thực tế và tham dự các khóa tu, trải nghiệm đời sống tu hành.

Đại đức Thích Thiện Đức: “Du lịch tâm linh có công năng chữa lành, tưới tẩm hạt giống an vui, giải thoát”

Phỏng vấn 18:14 28/04/2024

Đại đức Thích Thiện Đức - người có nhiều năm kinh nghiệm trong du lịch hành hương, đặc biệt là hành hương về đất Phật (Ấn Độ, Nepal) - đã nói như vậy.

Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không về việc yêu quý sinh mạng và quả báo của nghiệp phá thai

Phỏng vấn 15:40 26/04/2024

"Việc phá thai chính là giết người. Người bị giết là ai? Là chính những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra. Nếu như đứa trẻ này đến để báo ân mà bạn lại giết nó thì ân biến thành thù. Còn nếu nó đến để báo thù thì khi bạn giết nó, oán thù sẽ chồng chất."

Đại đức Thích Nguyên Quang: “Tự nghiệm, tôi thấy mình có ‘nghiệp’ thiện nguyện”

Phỏng vấn 11:07 22/04/2024

Đại đức Thích Nguyên Quang, trụ xứ chùa Đông Yên, xã Quỳnh Thuận, H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm cứu giúp những cảnh đời nghèo khó.

Xem thêm