Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/05/2023, 14:05 PM

Cái chết có đáng sợ không: Nguyên nhân cái chết (3)

Theo Đạo Phật, chết xảy ra do một trong bốn nguyên nhân: thọ mạng của chúng sanh đã hết; sức hành của nghiệp đã kiệt; sự chấm dứt cùng một lúc của thọ mạng và nghiệp; do hoàn cảnh bên ngoài như tai nạn, biến cố....

Cái chết có đáng sợ không?

Cụ thể như sau:

I. Mạng căn (hay thọ mạng) của chúng sanh mỗi loài đã hết. Cái chết này là mạng triệt (Ayukkhaya)

II. Sức hành của Nghiệp tạo nên đời sống đã kiệt. Cái chết này gọi là Khamma-kkhaya (Nghiệp dĩ)

III. Sự chấm dứt cùng một lúc của hai nguyên nhân trên - Ubbayakkhaya.

IV. Cuối cùng có thể do những hoàn cảnh bên ngoài như tai nạn, biến cố bất ngờ, hiện tượng thiên nhiên, hay Nghiệp quả từ kiếp trước không đề cập tại điều II. Cái chết này gọi là Upacchedake.

Nếu chúng ta không thoát khỏi những trói buộc của cuộc đời, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết mãi mãi.

Nếu chúng ta không thoát khỏi những trói buộc của cuộc đời, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết mãi mãi.

Có một sự tương đồng rất đúng để giải nghĩa bốn trường hợp chết trên đây: Một ngọn đèn dầu có thể tắt do một trong bốn nguyên nhân:

I. Bấc trong ngọn đèn đã cháy hết. Điều này giống như cái chết vì thời gian cho một kiếp đã hết.

II. Dầu đã cạn giống như Nghiệp lực đã hết.

III. Dầu và bấc đã cháy hết cùng một lúc giống như cái chết do cả hai nguyên nhân phối hợp đề cập tại I và II.

IV. Hiệu quả của các yếu tố bên ngoài như gió thổi làm đèn tắt - giống như chết do các nguyên nhân ngoại cảnh.

Cho nên, Nghiệp quả không phải là nguyên nhân duy nhất của cái chết. Có những nguyên nhân bên ngoài gây ra cái chết. Giáo lý của Đức Phật minh định rõ ràng Nghiệp quả không thể giải thích tất cả những việc xẩy ra trong đời sống của chúng ta.

Đương đầu với biến cố

Làm sao chúng ta có thể đương đầu với các điều không tránh được này một cách tốt nhất? Nên tiên liệu và suy nghĩ là cái chết trước sau cũng phải đến.. Điều này không có nghĩa là người Phật Tử quan niệm cuộc đời là ảm đạm. Chết là một sự thực, và ta phải đương đầu - và Phật Giáo là tôn giáo của lý trí huấn luyện các đệ tử trực diện với các sự kiện, dù các sự kiện này làm ta không hài lòng. Trưởng Giáo Nanak, vị khai sáng ra Đạo Sikh nói: "Thế gian sợ chết, với tôi, chết đem niềm vui". Thật rõ ràng những vĩ nhân và những người cao thượng không sợ chết và sæn sàng chấp nhận nó. Nhiều vĩ nhân đã hy sinh mạng sống của mình để người khác được hạnh phúc. Tên tuổi của các vị này đã được lưu truyền trên bảng vàng lịch sử thế giới cho hậu thế.

Cái chết không tránh được

Thật là một nghịch lý khi chúng ta thấy cái chết đã cướp đi biết bao sinh mạng của nhân loại nhưng chúng ta ít khi nghĩ đến cái ý tưởng đó là chúng ta cũngthế, trước sau cũng trở thành nạn nhân của tử thần. Vì quá lưu luyến với cuộc đời, chúng ta không muốn mang trong lòng tư tưởng yếu đuối, nhưng thực tế cái chết là một sự thật hiển nhiên. Chúng ta muốn chấm dứt ý nghĩ ghê gớm đó và tự lừa dối mình rằng chết là một điều xa vời, một điều không cần phải lo lắng. Chúng ta phải có đủ can đảm để đương đầu với biến cố ấy. Chúng ta phải sæn sàng trực diện với sự thực trần trụi này. Chết là điều có thật. Nếu chúng ta nhận thức được như vậy, và biết rằng cái chết không tránh khỏi; chúng ta hãy coi nó như một sự bình thuờng chứ không phải là một biến cố đáng sợ để khi nó đến, chúng ta sẽ đương đầu với nó một cách bình tĩnh, can đảm và tự tin.

Bổn phận và trách nhiệm

Biết rằng một ngày nào đó, cái chết sẽ cướp mạng sống của ta, chúng ta phải bình tĩnh, can đảm và tự tin để làm tròn bổn phận và trách nhiệm với gia đình. Chúng ta không nên chần chừ chu toàn trách nhiệm và bổn phận của chúng ta. Những việc gì có thể làm được hôm nay, đừng để đến ngày mai. Chúng ta không nên phí phạm thì giờ và sống một cách hữu ích. Những bổn phận đối với vợ, chồng và con cái đứng hàng ưu tiên phải được thi hành đúng lúc. Để tránh gây căng thẳng và khó khăn cho gia đình, chúng ta đừng chờ đợi đến phút cuối cùng mới viết di chúc. Cái chết có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào - nó không chừa ai cả và không chờ đợi. Chúng ta nên can đảm trực diện với biến cố tối hậu này với hy vọng và tin tưởng rằng chúng ta đang chuẩn bị cho đời sống kế tiếp.

Ái dục và vô minh

Có thể chế ngự được cái chết không? Câu trả lời là Có! Có chết vì có sanh. Sự tiếp diễn không ngừng của cái sanh được gọi là luân hồi. Nếu chu trình của sự sống ngưng lại, cái chết có thể chấm dứt ngay tại giai đoạn Vô Minh (Avijja) và Ái Dục (Tanha ) - Đó là gốc rễ của cái vòng sanh tử cần phải tiêu diệt. Cho nên, nếu cắt được Ái Dục và Vô Minh, sanh đuợc chế ngự, chết bị chinh phục, luân hồi siêu thoát, và Niết Bàn hiện tiền.

Chúng ta phải hiểu là mọi vật trong vũ trụ này đều không có thật, và cuộc sống chỉ là ảo mộng. Nếu chúng ta dùng khoa học hay triết lý để phân tách, cuối cùng chúng ta khám phá thấy không có gì cả mà chỉ là hư không. Gandhi đã từng nói:

"Sợ chết chẳng khác gì sợ bỏ một cái áo cũ đã rách". Vì luyến ái, chúng ta rất đau khổ khi mất người mình thương yêu. Việc này xẩy ra cho Bà Visakha, một đệ tử hết lòng trong thời Đức Phật. Khi đứa cháu gái yêu dấu của Bà chết, Bà tìm đến Đức Phật để yêu cầu Đức Phật giải cứu cho Bà khỏi phiền não.

Cái chết có đáng sợ không: Triết lý Đạo Phật về cái chết (2)

"Này Visakha, ngươi có muốn có nhiều con nhiều cháu như số trẻ trong thành phố này không? " Đức Phật hỏi Bà.

-"Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn, dĩ nhiên là con thích".

-"Này Visakha, nếu vậy, ngươi sẽ khóc khi chúng chết phải không? Những ai có một trăm thứ yêu dấu, những người đó có một trăm điều phiền não. Kẻ không có thứ gì yêu dấu, kẻ đó không có phiền não. Người như vậy mới thoát khỏi phiền não".

Khi chúng ta mang lòng luyến ái, chúng ta phải chuẩn bị chịu đựng phiền não trong lúc chia ly.

Tham sống đôi khi làm cho người ta sợ chết. Chúng ta không dám chấp nhận rủi ro thậm chí vì một lý tưởng chính đáng. Chúng ta sợ hãi là bệnh tật hay tai nạn sẽ chấm dứt cuộc đời hình như quý giá của chúng ta. Biết rằng chết là điều tất nhiên, chúng ta hy vọng và cầu nguyện cho linh hồn được lên Trời để xác thân chúng ta được yên ổn và gìn giữ. Tin tưởng như vậy bắt nguồn từ những tham vọng mãnh liệt, muốn có một đời sống trường cửu.

Mỗi người, mỗi cá nhân phải biết rõ vai trò của cái chết nó định đoạt số phận của mình. Dù là hoàng tộc hay bình dân, giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, nơi an nghỉ cuối cùng của thân xác con người là ở trong quan tài chôn sâu sáu tấc, hoặc trong bình đựng tro cốt, hoặc ở dưới nước.

Tất cả nhân loại phải đương đầu và chịu chung một số phận. Vì ngu si không hiểu thực chất của đời sống, chúng ta thường rên rỉ khóc than. Khi ta hiểu được thực chất của đời sống, chúng ta có thể nhìn thẳng cái vô thường của tất cả mọi duyên hợp và tìm cách giải thoát. Nếu chúng ta không thoát khỏi những trói buộc của cuộc đời, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết mãi mãi. Về phương diện này, vai trò của cái chết thật rõ ràng. Nếu người ta không chịu nổi cái chết, thì họ phải hết sức cố gắng để vượt qua cái vòng sanh tử, tử sanh.

*Trích cuốn “Cái chết có đáng sợ không?”, tác giả: Hòa thượng K. S. Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm