Thứ sáu, 26/05/2023, 07:19 AM

Cái chết có đáng sợ không: Suy ngẫm về cái chết (4)

Tại sao chúng ta phải nghĩ về cái chết? Tại sao ta phải suy ngẫm nó? Đức Phật không những chỉ khuyến khích chúng ta nói về cái chết, Ngài cũng khuyên chúng ta suy ngẫm nó và nghĩ đến nó thường xuyên. Đó là có sanh thì có chết.

Cái chết có đáng sợ không?

Tinh thần và thể xác được tạo nên trong lúc thai nghén, phát triển, lớn lên và trưởng thành. Nói một cách khác chúng theo tiến trình già nua. Đầu tiên, chúng ta gọi tiến trình đó là lớn lên, rồi già đi. Thật ra đó chỉ là một tiến trình của sự lớn lên, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là cái chết không sao tránh được.

Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi ngày có hai trăm ngàn (200,000) người chết hay độ 70 triệu mỗi năm.

Chúng ta không quen suy gẫm về cái chết hoặc đả động đến nó. Điều chúng ta thường làm là tránh nghĩ về cái chết và sống như thể chẳng bao giờ phải chết cả. Chừng nào mà chúng ta còn sợ chết, chúng ta không bao giờ sống một cuộc đời đầy đủ và tốt đẹp nhất. Cho nên một trong những lý do chính yếu để suy gẫm cái chết là để chúng ta hoàn toàn tỉnh thức để khỏi sợ hãi. Suy gẫm về cái chết không làm cho chúng ta chán nản hay không lành mạnh, mà chỉ có mục đích giúp cho chúng ta thoát khỏi sợ hãi.

Lý do thứ hai suy gẫm về cái chết sẽ thay đổi lối sống và thái độ của chúng ta với cuộc đời. Giá trị trong cuộc sống hoàn toàn thay đổi một khi chúng ta không nghĩ rằng chúng ta sống mãi ở đời, chúng ta sẽ bắt đầu một lối sống khác hẳn.

Chết đến với tất cả mọi người và là một phần của cái vòng sinh tử.

Chết đến với tất cả mọi người và là một phần của cái vòng sinh tử.

Lý do thứ ba là để có khả năng làm quen đương đầu với cái chết một cách xác đáng và yên lành.

Suy gẫm về cái chết có ba điều lợi ích:

- Bớt sợ hãi

- Đem lại phẩm chất mới cho đời sống để chúng ta sống cuộc đời có giá trị thích đáng và

- Giúp chúng ta chết trong vinh dự.

Những lợi ích trên giúp chúng ta sống lương thiện và chết có phẩm giá.

Suy gẫm về cái chết chúng ta còn cần gì nữa?

Đạo Phật khuyến khích suy gẫm về những nhân tố sau đây:

- Tôi sống với tuổi của tôi, tôi không lo già;

- Bệnh tật là lẽ thường, tôi không quá nghĩ về nó;

- Tôi gánh chịu Nghiệp quả của tôi và tôi không thoát khỏi Nghiệp lực;

- Chết là lẽ thường tôi không quá lo nghĩ về cái chết và

- Tất cả những gì dễ thương và thích thú của tôi sẽ thay đổi và bỏ tôi.

Khi chúng ta bình tâm suy gẫm về những thực trạng ấy, và giữ trong tiềm thức, nó sẽ có tác dụng mạnh mẽ để khuất phục sợ hãi, tuổi già, bệnh tật, cái chết, và chia ly. Điều này không phải là làm chúng ta kém lành mạnh mà chính là giúp chúng ta thoát khỏi sợ hãi. Cho nên tại sao chúng ta suy gẫm về cái chết? Không phải là chúng ta mong mỏi cái chết đến mà chúng ta không muốn sống hay chết trong sự sợ hãi.

Cái chết có đáng sợ không: Triết lý Đạo Phật về cái chết (2)

Chết là một phần của đời sống

Chết đến với tất cả mọi người và là một phần của cái vòng sinh tử. Người chết trẻ, kẻ chết già, chẳng ai không chết. Chẳng ai mời chúng ta đến thế giới này, và cũng chẳng ai bảo chúng ta từ giã. Tôi không tránh được cái chết, và mọi người, mọi cỏ cây, mọi hình thức, mọi chúng sanh đều theo con đường đó. Thu về, lá rụng. Chúng ta không khóc vì cuối mùa lá rụng là điều tất nhiên. Cái chết của loài người cũng thế.

Những người có đạo hạnh, ít sợ chết hơn những người thế tục vì lẽ họ chỉ muốn sống để thoả mãn năm giác quan của họ.

Theo quan niệm của Nhà Phật, chết chưa phải là chấm dứt, và sanh cũng không phải là bắt đầu. Thực ra, chết chính là sự bắt đầu (một kiếp sống mới), và sanh là sự chấm dứt (kiếp sống cũ). Cái chết chỉ là một phần trong tiến trình sanh tử, tử sanh. Nếu chúng ta hiểu được tiến trình đó, cái chết không làm ta khiếp sợ bởi vì chết chưa phải là hết. Nó chỉ là đoạn cuối của cái vòng sanh tử, đi hết vòng này lại đến vòng khác, và tiếp diễn không ngừng tỉ như lá lìa cành chưa phải là hết. Chúng vào lòng đất và nuôi rể cây, sang năm cây lại có lá mới. Đời sống của con người cũng như vậy. Cái chết làm nhân duyên cho sự tái sanh. Hiểu biết được nguyên tắc căn bản đó, chúng ta sẽ nhẹ bớt sợ hãi.

Sống có ý thức

Chúng ta sống một cách điên rồ, không nghĩ rằng mình đã tốn biết bao nhiêu thì giờ cho những việc vô bổ. Hôm nay, chúng ta phí thì giờ lo cho những chuyện năm tới, cho 20 năm tới, và lo lắng cho tương lai đến độ chúng ta chẳng sống trọn vẹn mỗi ngày?

Và giá trị trong đời sống của chúng ta sẽ thay đổi. Đời sống có gì quan trọng? Những gì thúc đẩy chúng ta? Những gì lôi cuốn chúng ta? Nếu chúng ta thực sự suy gẫm cái chết, chúng ta sẽ xét lại giá trị của chúng ta. Có nhiều tiền, chúng ta không thể đem theo được. Thân xác chúng ta phải bỏ lại để mai táng bằng cách này hay cách khác. Chỉ còn lại nắm xương tàn vô giá trị. Chúng ta không thể mang theo ngay cả cái xác thân quý giá với chúng ta khi chúng ta lìa bỏ cõi đời này.

Phẩm chất của của cuộc đời quan trọng hơn sự thủ đắc vật chất. Phẩm chất của cuộc đời trước tiên là phẩm chất của tâm trí chúng ta. Chúng ta sống thế nào ngày hôm nay quan trọng hơn nhiều ngoại vật khác. Chết là điều kiện để tái sanh. Điều kiện cho sự tái sanh là cái chết và phẩm chất tâm trí, cái độc nhất mà chúng ta mang theo. Đó là cái gia tài để chúng ta thừa hưởng mà không để lại cho người khác:

- Tôi tạo Nghiệp, tôi phải thọ Nghiệp.

- Nghiệp sanh ra tôi, tôi phải tôn trọng và gánh chịu.

- Nghiệp lành hay Nghiệp dữ tôi tạo ra, tôi đều phải gánh chịu hết, do đó tôi là người thừa kế .

Những gì theo ta là những phẩm hạnh có ở trong ta: phẩm hạnh của tâm trí, của tinh thần, cùng những phẩm hạnh tốt hay xấu. Đó là tất cả những thứ chúng ta được thừa hưởng. Đó là điều kiện quyết định việc tái sanh và tương lai của chúng ta. Đến lượt những phẩm hạnh đó đem lại một giá trị cho đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể vui về bạc triệu mà chúng ta đã kiếm được nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta cần sống yên ổn và trau dồi đạo đức. Điều này có tác dụng tốt vào lối sống của chúng ta, và vào những giá trị mà chúng ta phát triển. Không phải là vấn đề thành công, mà là vấn đề làm sao để thành công.

Cái chết có đáng sợ không: Nguyên nhân cái chết (3)

*Trích cuốn “Cái chết có đáng sợ không?”, tác giả: Hòa thượng K. S. Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm