Thế nào là sự trì trong pháp môn Tịnh Độ?
Trong pháp môn Tịnh Độ, chấp trì danh hiệu gồm có Sự Trì và Lý Trì. Vậy thế nào là Lý Trì? Quý vị có thể dùng một câu A Di Đà Phật này để quy về tự tánh, thì gọi là Lý Trì.
Trong Lý Trì này quý vị có thể niệm đến mức phá được một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân thì gọi là Lý Nhất Tâm Bất Loạn, cũng gọi là Niệm Phật Tam Muội, là cảnh giới cao nhất của pháp môn Tịnh Độ, chứng toàn thể bản tánh Di Đà.
Vậy còn Sự Trì thì sao? Sự Trì vốn chú trọng nơi sự tướng niệm Phật, không đặt nặng về giáo nghĩa, lý luận, chúng ta thường nghe nói thật thà niệm Phật, đây gọi là Sự Trì. Như đồ đệ của lão pháp sư Đế Nhàn, ông chẳng biết chữ, cũng chưa hề nghe kinh, xuất gia cũng chưa thọ giới. Pháp sư Đế Nhàn chỉ dạy ông ta niệm một câu A Di Đà Phật, dặn bảo rằng: “Ông niệm mệt thì bèn nghỉ ngơi, nghỉ khoẻ rồi thì lại niệm tiếp. Cứ một mực niệm như thế nhất định có lợi ích”. Ông rất biết vâng lời, thật sự tiếp nhận, thật sự chịu làm, đây hoàn toàn là Sự Trì. Chính ông cũng chẳng biết có lợi ích gì, nhưng niệm suốt 3 năm bèn biết trước lúc mất, đứng mà vãng sanh. Khi ông vãng sanh, lão pháp sư Đế Nhàn lo liệu hậu sự cho ông, ngài tán thán ông rằng: “Đại pháp sư giảng kinh thuyết pháp, phương trượng các ngôi chùa nổi tiếng trong thế gian hiện thời, không ai có thể sánh bằng ông! Thật sự chẳng sánh bằng”.
Ông ta điều gì cũng chưa nghe đến, chuyện gì cũng chẳng biết, nên trong đầu ông ta chẳng có các thứ lộn xộn. Thầy dạy ông một câu A Di Đà Phật, từ đấy trở đi trong đầu ông chỉ có A Di Đà Phật. Trừ A Di Đà Phật ra, ông điều gì cũng chẳng biết, do vậy nên ông mới chỉ trong thời gian 3 năm bèn thành công. Là Sự Trì đấy!

Nói thật ra, người Sự Trì cũng tức là người Thật Thà Niệm Phật nếu so với những người thông đạt các kinh giáo thì thành tựu nhiều hơn, lại càng cao minh hơn. Vì sao? Vì người thông đạt kinh giáo suốt ngày từ sáng đến tối đều suy nghĩ kinh này là đạo lý gì, kinh kia là đạo lý gì, đây đều là suy nghĩ lung tung, có thật thà niệm Phật hay không? Không có. Đạo lý là như vậy.
Các đồng tu chúng ta có ai chẳng phải là đời đời kiếp kiếp đều niệm Phật? Có ai chẳng từng cúng dường vô lượng chư Phật? Giống như trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Cúng dường 400 ức Phật”.
Thế nhưng khi chuyển thế đầu thai, quý vị vẫn bị mê khi cách ấm, vẫn bị thoái chuyển. Đây là vì lẽ gì vậy? Đời đời kiếp kiếp đều niệm Phật nhưng lại chẳng chịu niệm đến nơi đến chốn, mà đối với danh văn lợi dưỡng, đối với ngũ dục lục trần, đối với tình chấp vẫn chưa chịu buông xuống triệt để, vì thế đã tạo thành một chướng ngại lớn cho mình, khiến cho chính mình đời đời kiếp kiếp cứ trôi lăn mãi trong luân hồi lục đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


“Ở hiền gặp lành” có hay không?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Thầy, trong Phật pháp, câu: "Ở hiền gặp lành" có hay không?

Phổ Hiền Bồ tát
Phật giáo thường thức
Theo Kinh Bi Hoa, Bồ Tát khi xưa là Thái Tử Vẫn Đồ, con thứ tám của Vua Luân Vương, thời đức Phật Bảo Tạng. Sau Khi Thái tử đối trước Phật phát đại nguyện, liền được đổi tên là Phổ Hiền và được thọ ký về sau thành Phật hiệu là Trí Cang Hầu Tự Tại Tướng Vương ở thế giới Trí Thủy Thiện Trụ Tịnh Công Đức nơi phương Bắc.

Tu học là tự mình trải nghiệm và chứng nghiệm
Phật giáo thường thức
Trong tu học việc nghe pháp thoại, nghe các vị thầy giảng để có kiến thức mới chỉ là khởi đầu, sau đó cần trở về là chính mình để tự quan sát, tự soi chiếu và kiểm chứng những gì học được ngay nơi thân-tâm trong bối cảnh tương tác với đời sống.

Trở về trọn vẹn với chính mình là cứu cánh duy nhất
Phật giáo thường thức
Tâm con lúc nào cũng cảm thấy bất an, đôi mắt lúc nào cũng u buồn ai gặp con cũng nói vậy.
Xem thêm