Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/11/2022, 23:14 PM

“Cái thiện luôn luôn thắng cái ác” có đúng với hiện thực ở đời?

Dù vậy hiện nay mỗi khi nghe ai nói những câu đại loại như “thiện luôn thắng ác”,… trong lòng con lại khởi lên cơn sân với chính những người nói câu đó, vì con cảm thấy như họ đang nói những điều ko đúng với sự thực của cuộc đời.

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông!
Con thường được nghe giảng là “cái thiện luôn luôn thắng cái ác”, “chánh luôn thắng tà”, “ở hiền sẽ gặp lành”,… nhưng sự thực cuộc đời có như vậy đâu! Nếu “luật nhân quả” được hiểu theo cách Sư Ông giảng dạy là ở mặt “tâm lý” chứ không phải mặt “vật lý” thì có lẽ đã không gây hiểu nhầm đối với đạo Phật. Ví dụ: Khi bị một ai đó làm tổn thương, sự việc đó đã diễn ra không thể nào quay lại. Nhưng lúc này nếu tâm mình khởi lên sân thì mình sẽ đau khổ, còn không khởi lên sân thì không đau khổ. Nhân: là tâm có khởi sân hay không sân. Còn Quả: chính là sự đau khổ hay không đau khổ. Và nó chính là luật nhân quả trên bề mặt “tâm lý”

Nhưng mọi người lại cứ hiểu nhầm để giảng “luật nhân quả” theo kiểu “vật lý” “hiện tượng”. Con muốn nói điều này vì ban đầu con rất tin vào “luật nhân quả” theo “vật lý - hiện tượng” từ Phật giáo. Nhưng khi mới va vấp với cuộc đời, hiểu thêm về cuộc sống. Con mới nhận ra, sự thực là “cái Ác đa phần sẽ luôn thắng cái Thiện”. Sự thực là dù Ác hay Thiện thì bên nào MẠNH HƠN, NHIỀU LỢI THẾ HƠN thì sẽ THẮNG. Mà Cái Ác đa phần sẽ luôn thắng, đó là vì Cái Thiện có những giá trị lương tâm, nhân bản, đạo đức mà không vượt qua được. Cũng như, chỉ có Ác xảy ra trước thì Thiện mới xuất hiện sau.

Khi nhận ra sự thực này, lúc đó niềm tin về đạo Phật trong con đã đổ vỡ rất nhiều, con đã phải rẩt rất rất đau khổ khi hiểu ra sự thực này. Tại sao lại có sự hiểu lầm lớn đến vậy, bản thân con cũng vì ban đầu tin vào “luật nhân quả” này nên luôn luôn nhường nhịn trong mọi chuyện. Đến một lúc con nhận ra mình trở nên bạc nhược, nhu nhược lúc nào không hay. Chẳng thà từ ban đầu con ko tin vào “luật nhân quả” thì con đã hành xử như một người bình thường và cũng ko bị đau khổ vì đổ vỡ niềm tin.

Đúng là Đức Phật có dạy “Đừng vội tin những tường thuật về lời Ngài”, nhưng thực sự được bao nhiêu người khi biết đến Đạo Phật mà có thể suy xét như vậy, đa phần đều từ Niềm Tin mà đến, chính con cũng từng như vậy. Dẫn đến khi đổ vỡ về tinh thần lớn như vậy, nhưng may mắn là con biết đến Sư Ông nhờ đó mà hiểu “luật nhân quả” mà Đức Phật thực sự muốn chỉ dạy chính là thái độ nội tâm của mỗi con người. Nếu con ko biết đến Sư Ông có lẽ sau sự đổ vỡ đó con sẽ không còn niềm tin vào Đạo Phật hay Đức Phật nữa.
Giờ trong lòng con đang bị cơn sân này đối với những câu đó không biết khi nào sẽ hết nữa.
Cám ơn Sư Ông đã lắng nghe câu hỏi và chia sẻ của con!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Con thấy rất đúng. Nói thiện thắng ác theo hiện tượng ở đời thì quả là quá sai lầm. Nhưng nếu hiểu cho rốt ráo thì cuối cùng trải qua bao nhiêu đúng sai, thiện ác, tốt xấu v.v... mỗi người rồi cũng giác ngộ, lúc đó mới thật sự thiện thắng ác, và hơn thế nữa, còn vượt ra khỏi khái niệm thiện ác ở đời.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Xem thêm