Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/07/2022, 11:09 AM

Giác ngộ là nhờ trải nghiệm đúng sai, thiện ác

Giác ngộ là nhờ trải nghiệm đúng sai, thiện ác.... để thấy ra sự thật, và khi thấy ra sự thật thì vượt lên trên khỏi phạm trù nhị nguyên thiện ác, đúng sai. Tu mà thấy ra khổ là đúng hướng, cái sai là tu vì muốn an lạc.

Qua trải nghiệm chính mình trong cuộc sống, tất cả những gì có trong cuộc đời này thật ra chỉ là những bài học để giúp mỗi người thấy ra sự thật. Một người có thể trải qua biết bao điều thiện ác, đúng sai, được mất, hơn thua, vui khổ.... để rồi từ đó học ra được sự thật về chính mình và ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là Giác Ngộ.

Nhiều Phật tử nghĩ rằng cho con cái quy y, giữ giới khi còn bé là tốt, điều này có vẻ tốt về mặt đạo đức, tuy nhiên về mặt trí tuệ thì chưa hẳn.

Đạo đức mà thiếu trí tuệ có thể trở ngại cho sự giác ngộ, vì chính mẫu mực đạo đức ấy đã làm cho bé sống theo thói quen khuôn khổ, chứ không thực sự nhận thức đúng về bản chất thật của mình và đời sống. Vì vậy nó có thể sinh lên cõi trời này, cõi trời kia, nhưng khó mà giác ngộ được.

Trải nghiệm niềm vui hạnh phúc thực sự

Tu mà thấy ra khổ là đúng hướng, cái sai là tu vì muốn an lạc. Khi càng tu mà ngày càng thấy ra Vô thường – Khổ - Vô ngã thì mới đúng.

Tu mà thấy ra khổ là đúng hướng, cái sai là tu vì muốn an lạc. Khi càng tu mà ngày càng thấy ra Vô thường – Khổ - Vô ngã thì mới đúng.

Bồ Tát khi chưa hoàn toàn giác ngộ có khi phải đọa cả vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... phải trải qua vô số sai lầm đủ thứ để học ra toàn bộ sự thật mới giác ngộ được. Nếu Ngài chỉ biết thiện không thôi thì khó có thể giác ngộ toàn bộ sự thật ở đời. Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ cần đạo đức là giác ngộ, nhưng trên thực tế người sống rất ư đạo đức vẫn khó có thể giác ngộ, nhưng người giác ngộ thì luôn có đạo đức.

Tóm lại, giác ngộ là nhờ trải nghiệm đúng sai, thiện ác.... để thấy ra sự thật, và khi thấy ra sự thật thì vượt lên trên khỏi phạm trù nhị nguyên thiện ác, đúng sai.

Tu mà thấy ra khổ là đúng hướng, cái sai là tu vì muốn an lạc. Khi càng tu mà ngày càng thấy ra Vô thường – Khổ - Vô ngã thì mới đúng. Ví dụ một người lạc vào trong rừng thấy hướng nào cũng nguy hiểm: hướng thì cọp beo, hướng thì toàn rắn rít, hướng thì sông sâu vực thẳm, hướng thì vách núi cheo leo, cây cối gai góc chằng chịt... đến khi thấy được hang động an toàn thì chỉ muốn ẩn núp trong đó, như vậy thì làm sao thoát ra khỏi được khu rừng nguy hiểm? Nhưng nếu biết thận trọng - chú tâm - quan sát có thể tìm ra cách vượt qua được cọp beo, ra khỏi hang sâu vực thẳm ấy ... thì mới hay.

                                                                                                              Trích: Soi Sáng Thực Tại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm