Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm nghĩ về khóa tu Làng Mai tại Thái Lan 2015

Đây là lần thứ hai tôi về tham dự khóa tu mùa hè do Làng Mai quốc tế tổ chức tại Thái Lan Đường về Làng đã có nhiều thay đổi, tôi không còn thấy những mái nhà tranh lụp xụp, những vũng nuớc loang lổ cỏ dại, những khúc đường đất gồ ghề, khúc khủyu, bụi mù như hai năm trước. 

Con đường quê tráng nhựa phẳng phiu, hàng cây xanh chào đón du khách từ Việt Nam sang đất nuớc Thái Lan tham dự khóa tu do Tăng Thân Làng Mai tổ chức.

Hai năm trước (2013), tôi thán phục về sức mạnh của Tăng Thân Bát Nhã, trải bao gian khó nhọc nhằn, từ Việt Nam sang mới chỉ có hơn hai năm thôi mà đã xây dựng được một khu Tăng xá, hai khu Ni xá, nhà ăn, thiền đường chứa đựợc khỏang năm trăm nguời…Thì hôm nay, tôi rất bái phục về sự kiên trì, sức mạnh tâm linh trước một công trình kiến trúc đơn giản, đậm nét thiền môn giữa cảnh núi rừng. Những nẻo đường quanh co vào Tu Viện dược viền dựng bằng những tảng đá vôi có các hình thù khác nhau được bật lên từ cánh đồng đá. 

Thiền đường được tu chỉnh đơn giản, có thể chứa đựơc hơn một ngàn thiền sinh Căn nhà bếp cũng vừa xây xong. Buổi lễ khánh thành căn bếp mới đụơc tổ chức trang nghiêm.
 
Thế là Tăng Thân đã có căn bếp rộng rãi, ngăn nắp để nấu ngày ba bữa ăn, phục vụ cho cả gần ngàn thiền sinh từ khắp các nẻo đường đất nuớc Việt Nam, và đoàn phật tử nước Úc, Mỹ, Canada cũng về tham dự khóa tu mùa hè 2015.

Vì chưa đủ kinh phí nên Tăng Thân chưa xây dựng được những căn phòng cho thiền sinh về tham dự khóa tu một tuần lễ, thế nên một số vị phải ngủ ở lều dựng trên bãi cỏ, một số lớn thiền sinh khác phải ngủ trong cái Resort được Tăng Thân thuê, cách tu viện khỏang 8 cây số.

Từ năm giờ sáng, đòan người từ khắp các ngả đi về phía thiền đường. Năm giờ mười lăm, tất cả đã ngồi vào vị tri, im lặng. Tiếng hô canh của vị Thầy hương dẫn thiền tập sang sảng, thanh thóat tạo nên không khí trang nghiêm. Những buổi thiền tập có hướng dẫn giúp người mới thực tập dễ dàng theo dõi hơi thở.

Sau buổi ngồi thiền buổi sáng, đại chúng đựơc hướng dẫn tập thể dục, rồi tiếp tục thiền hành. Những bàn chân trần của các vị tăng ni trẻ, các cô thiếu nữ bước nhè nhẹ trên con đường trải đá vụn được cán phẳng phiu, qua vuờn xòai cuối mùa, quả chín,quả xanh đong đưa trên hàng cây xanh, lấp lánh nắng ban mai trông thật đẹp. 

Có buổi sáng, chúng tôi được ngồi thiền ngòai trời. Trên khỏang đất rộng bên triền núi, có rừng cây xanh, đại chúng được ngồi trên những tấm bạt rộng đựơc trải sẵn. 

Trong bầu không khí tĩnh lặng của núi rừng, tôi nghe lòng thanh thóat, lâng lâng theo tiếng chim hót hòa quyện tiếng thông reo. 

Tôi nắm bàn tay bé nhỏ của em, bàn tay dịu êm như tơ trời, chân bứớc nhẹ, khe khẽ hát:

Đời vô thường huyễn mộng
Mong manh hạt sương rơi i
Giờ phút này trân quý
Đừng để thóang mau trôi

Hăm bốn giờ tinh khôi
Trái tim bừng hoa nở
Tôi nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời

Nguyện buổi sáng dâng niềm vui cho người
Bằng trái tim hiểu biết
Nguyện buổi chiều giúp người vơi khổ
Bằng đôi mắt cảm thông

Những bữa chay thanh đạm trong chánh niệm đã giúp chúng tôi hiểu giá trị của mỗi bữa ăn. Ăn như thế nào để có sức khỏe, có hạnh phúc. Tôi đang ăn bữa cơm cùng với đại chúng đồng tu, từng miếng cơm nhai từ từ, chậm rãi đã cho tôi cảm nhận được vị ngọt của cơm, vị mát của rau xanh, vị bùi miếng đậu hũ…Tất cả đã hòa quyện thành vị thơm ngon của đất trời. vị mặn từ giọt mồ hôi của người nông phu, của những người đã mang chúng ra chợ, của các sư cô, sư chú đã vất vả trong bếp nấu thành bữa ăn cho chúng tôi, cả gần ngàn người.đang ngồi ăn ngon lành, thân thiết bên nhau. Nhờ thực tập chánh niệm, chúng tôi mới ý thức được giá trị đích thực của cuộc sống. Bài pháp thọai Tứ Niệm Thực của sư cô Đoan Nghiêm đã giúp cho chúng tôi hiểu thêm rằng phải ăn như thế nào để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, của hành tinh xanh và của muôn lòai. Phải tiếp xúc như thế nào để bảo vệ hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội…..sư cô trình bầy thật đơn gian, thực tế, dễ nhận diện ngay trong cuộc sống

Thật vui khi nghe Thượng tọa Giác Viên trong giờ vấn đáp. Thượng Tọa đã nêu phương pháp tu chánh niệm, đạt được giới, định tuệ, để ngăn chặn đựơc năng lượng tình dục khi nó phát khởi không đúng chỗ. Giới-Định-Tuệ sẽ giúp ta sáng suốt, bảo vệ hạnh phúc gia đình, sức khoẻ, và đạo đức xã hội

Có một bà phật Tử người miền Bắc lên hỏi: Xin Thượng tọa giải thích: Làng Mát phát xuất từ đâu, năm nào và tại sao nhiều nứơc trên Thế giới có thành lập Tăng Thân Làng Mai dậy người ta tu tập pháp môn chánh niệm, mà ở Việt Nam lại không có. Vậy bao giờ VIỆT NAM mới có? Chúng con rất tha thiêt mong Làng Mai là người Việt phải về Việt Nam để dậy cho cho đồng bào biết tu tâm dưỡng tánh, cho xã hội lành mạnh hơn. Thượng tọa Giác Viên trả lời ngắn gọn: Hai câu hỏi trên thì bà mở Internet mà tìm hiểu, còn câu hỏi Tại sao Làng Mai không có mặt ở Việt Nam thì câu trả lời: Ở đâu có Giới Định Tuệ thì nơi đó có Làng Mai.

Buổi chia sẻ của sư cô Chân Không TRƯƠC NGƯỠNG CỬA SINH TỬ đã giúp chúng tôi khám phá ra sự mầu nhiệm của Pháp môn Thiền chánh niệm. Chết không phải là chấm dứt sự sống, mà sự sống đang lưu chuyển vào dòng sinh mạng của muôn lòai, vào các thế giới An Lành hay khổ đau là tùy theo những gì ta hành xử trong cuộc đời này, gọi là nghiệp lực của hiện tại và quá khứ, sẽ cuốn tâm thức ta trôi lăn vào một trong sáu cõi: Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sanh, A tu la, cõi Người và cõi Trời.

Gia đình có người hấp hối không nên có những hành xử như cãi nhau, tranh chấp gia tài, nói những lời thô bạo với bệnh nhân mà nên nói năng nhỏ nhẹ, dễ thương, nói về những hạnh phúc, những việc làm tốt của người, như cứu giúp người nghèo, giúp cho các học sinh nghèo học bổng, nay các em đã thành tài, trở thành người tốt….Hạt gíống Thiện, Lành của người hấp hối sẽ đựợc trỗi dậy trong mảnh đất tâm thức, giúp người đó hoan hỷ đi vào cõi An Lành.

Sư cô chia sẻ bằng kinh nghiệm tu tập, bằng những sự kiện có thật mà suốt năm mươi năm qua sư cô đã giúp cho bao nhiêu người hấp hối đi vào cõi bình an trước ngưỡng cửa tử thần. 

Những bài pháp thọai sâu sắc , những buổi pháp đàm hứng thú, đã cho chúng ta hiểu thêm về pháp môn đạo Bụt qua Thiền Chánh Niệm. Nó đơn giản như cuộc sống hàng ngày, nếu ta biết thực tập với bạn đồng tu, biết sống có ý thức, ta sẽ mang lại hạnh phúc cho chính bản thân, cho gia đình và những người quanh ta. Sống có chánh niệm ta sẽ có rất nhiều hoa trái của tình thương yêu. Ta sẽ mang hoa trái ấy hiến tặng cho người thân yêu của ta, và cho những người còn nhiều khổ đau đang tràn đầy trong xã hội.

Buổi trưa, trước giờ ăn cơm, tôi rủ hai bạn trẻ ra vườn xòai chơi. Hải Yến cùng bạn trai từ Hà Nội sang đây dự khóa tu trước khi làm đám cưới. Hai em muốn xây dựng cho nhau một gia đình hạnh phúc đích thực. Các em muốn cùng nhau đi hêt cuộc hành trình trong sự hiểu biết và thương yêu, cùng nhau vun đắp sự nghiệp chân chính cho lứa đôi, cho đàn con thông minh, tài ba và đạo đức sau này. Nghe các em chia sẻ tôi thật cảm động và trân quý. 

Tôi mơ ước: Tuổi trẻ Việt Nam- cũng có những suy nghĩ như thế - thì tiền đồ đất nước sẽ phú cường, văn hóa dân tộc sẽ tỏa sáng, quê hương sẽ không bao giờ bị ngọai xâm đe dọa xâm chiếm, phải không Em?!

Đi bên cạnh hai em, tôi thấy mình khỏe và trẻ hẳn ra. Tôi di luợm xòai với Hải Yên. 

Những trái xòai vàng ươm nằm lăn lóc dưới gốc cây xòai. Bịch xòai đã đầy, chúng tôi đi thong thả đến mé núi đá, nơi đó có bảy vị Phật đang ngồi tĩnh tọa. Không khí tĩnh lặng, bảy vị Phật tôn nghiêm, làn gió mát hanh hanh của buổi trưa đã giúp tôi lấy lại năng lượng. Hải Yến bóc trái soài chín đưa cho tôi ăn. Lần đầu tiên tôi ăn kiểu đó. Cắn từng miếng xòai ngọt lịm vào trong miệng, tôi có cảm giác tôi đang đang nhai cả đất trời, trăng sao, mưa nắng và những giọt mồ hôi của những người trồng cây, phân bón và tưới tẩm hàng ngày, để hôm nay, tôi đang hạnh phúc ngồi trên triền núi đá, bên cạnh bảy vị Phật, bên cạnh hai bạn trẻ, trong tiếng chim hót, thông reo, cắn từng mếng xòai thơm, ngọt thấm vào châu thân tôi. Tôi thầm cảm ơn tát cả. Cảm ơn Chính Phủ Thái Lan đã dung chứa Tăng Thân Làng Mai trên đất nước của quý vị, để Tăng đoàn còn cơ hội hoằng hóa đạo Bụt theo Pháp môn Thiền chánh niệm, cho chúng tôi còn cơ cơ hội sang đây tu học trong bầu không khí ấm áp, tự do.

Cảm ơn Sư Ông Nhất Hạnh đã khai sáng Làng Mai cho chúng con về nương tựa. Xin cảm cơn chư tổ Việt Nam, cảm ơn đất mẹ đã sinh ra Thiền sư Nhất Hạnh và những người con xuất sĩ ưu tú của Thầy, đã cùng Thầy đi khắp thế giới mở khóa tu để dậy cho mọi người biết sống trong tình huynh đệ Hiểu và Thương để gìn giữ hành tinh xanh này mãi xanh tươi tốt đẹp.

Viết Tại Ni Xá 2, tu viện Làng Mai -Thái Lan ngày 05/06/2015

Chân Y Nghiêm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm