Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm ơn nhà chùa

Mắt rưng rưng, hai tay chắp thành búp sen và miệng mỉm cười, chị Nhường xúc động nói:"Tôi chỉ biết nói lời cảm ơn tới nhà chùa mà thôi. Như này là chúng tôi vui lắm rồi"

Những năm trước, thầy thường làm cơm chay gieo duyên cho sĩ tử nhưng tùy vào thực tế và nhu cầu thiết thực mà năm nay thầy hỗ trợ sĩ tử và phụ huynh bằng cách cho ở trọ, cho tịnh tài và thực phẩm, không nấu cơm chay nữa.

Ngày mùng 4/7 mới bắt đầu ngày thi đại học nhưng từ trưa ngày 2/7 đã có gần 60 sĩ tử và người nhà đến chùa trong tiết trời oi nắng nhưng có lẽ về chốn thiền môn luôn tạo cho người ta cảm giác quên đi sự mệt nhọc nên nhìn trên gương mặt của mọi người không có gì là "uể oải" cả. Mọi người được các bạn sinh viên tình nguyện sắp xếp chỗ ở theo sự sắp xếp của nhà chùa từ trước.
 Trưa 2/7 các sĩ tử và phụ huynh về chùa

Thầy đi Hạ, ở chùa không có người nhưng trước khi đi thầy giao toàn bộ mọi công việc tiếp sức sĩ tử cho tôi và các bạn tình nguyện. Nào là tịnh tài, đồ dùng vệ sinh, 100 kg gạo...mọi cái đều đầy đủ, chu đáo. Vì vậy, sáng 2/7 tôi đi làm buổi sáng, chiều xin phép về chùa để hỗ trợ cho việc sinh hoạt những người "ở trọ".

Về tới chùa, tôi hướng dẫn cho các bạn sinh viên tình nguyện và phụ huynh kê bàn ăn, lấy đồ dùng để nấu, gạo, ngắt rau ở ngoài vườn, đồ ăn, gia vị...Mọi người làm việc cùng nhau vừa vui, vừa nhộn nhịp. Còn các thí sinh, em thì quét sân, em thi đi vãng cảnh quanh chùa cho thoải mái...

Lúc đầu, thầy không đồng ý cho mọi người ăn mặn nhưng tôi "năn nỉ" đưa ra những lý do để thuyết phục thầy. Thầy đồng ý cho mọi người ăn mặn nhưng ăn ở một khu tách biệt với khu ăn ở của các sư để không làm ảnh hưởng tới nhà chùa. Nhưng thực tế, đây cũng là nhu cầu của mọi người, vì tâm lý của ai cũng vậy. Nhất là các bậc phụ huynh, muốn chăm lo sức khỏe cho con cái mình thi cử cho tốt. 
 Khu ăn của sĩ tử và phụ huynh

Vậy là hết ngày mùng hai, tất cả đã ổn định việc ăn ở. Buổi tối, ngồi trên phòng tôi nhận thấy các em sĩ tử miệt mài học, chỗ nào không biết thì thấy chụm vào nhau để hỏi. Trước lạ sau quen, cùng cảnh đi thi đại học nên các em hòa đồng cũng nhanh. Còn ở phía bên ngoài vườn chùa, các phụ huynh ngồi hóng mát và nói chuyện vui với nhau. Họ giới thiệu quê quán, công việc đang làm, hoàn cảnh, mong muốn...nói chung là những chuyện nhà quê. Nghĩ mà cũng vui lắm...

Ngày mùng ba, buổi sáng sĩ tử đi lên trường làm thủ tục thi, buổi tối thầy ở trường Hạ về chùa, cùng hơn một chục sư cô làm lễ cầu pháp cho các sĩ tử. Tôi đi làm về, thấy thiền đường đã đông, thầy cho các sĩ tử và phụ huynh tụng Kinh, lạy Phật sau đó chia sẻ và khuyến tấn, động viên các sĩ tử thi tốt. Cuối cùng, thầy tặng mỗi em một chiếc bút để làm đi thi cho "may mắn".

Sau lễ cầu pháp, nhìn gương mặt của sĩ tử và phụ huynh ai cũng vui, như có gì đó làm niềm tin cho họ. Đứng ở ngoài, tôi cũng hoan hỷ thay.

Sáng sớm ngày 4/7, trước khi đi làm, tôi lên chánh điện thấy các em sĩ tử mặc quần áo trang nghiêm, tay cầm chiếc bút, máy tính, tờ giấy lên chùa, lễ Phật, cầu nguyện cho mình thi gặp nhiều điều tốt đẹp. Tôi nhìn thấy chỉ biết cười rồi gặp các em và chúc thi tốt mà thôi.

Tối qua, đi làm về, ăn cơm xong xuôi, tôi xuống khu ở của mọi người. Đầu tiên, vào phòng các sĩ tử, hỏi thăm việc thi cử. Em thì vui khi mình làm được bài và ngược lại, có đôi chút buồn buồn khi em nào đó không làm được bài. Song vẫn thấy các em có gì đó tự tin lắm, có em đùa: "Ngày mai, chúng em sẽ làm bài tốt hơn chị ạ". Tôi nhoẻn miệng cười rồi ra chỗ khu ở của phụ huynh.

Qua đó, tôi chỉ hỏi họ xem có hài lòng với sinh hoạt ở chùa không? Mọi người đều nói là vui lắm. Chị Nhường, quê ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) tâm sự: "Còn sướng hơn ở nhà cô ạ. Ở đây chẳng thiếu cái gì, ăn uống thoải mái, khu ở rộng rãi, vệ sinh tắm giặt thuận tiện. Mừng quá cô ạ. Nếu phải thuê ở ngoài, chắc chúng tôi gặp nhiều khó khăn lắm, không có tiền để lo chu đáo cho các con đâu...

Lúc này, chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn tới nhà chùa, tới cô mà thôi. Nhà quê, vụng về không biết phải nói gì nữa đâu. Ngày mai, chắc cô đi làm không ở chùa phải không ạ? Chúc cô có nhiều sức khỏe, làm việc tốt nhé..."

Nói đến đâu, chị Nhường rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào nhưng vẫn nở nụ cười tươi. Tôi đứng lặng dưới bóng đèn điện, chẳng biết nói gì nên cười trừ. Thực ra tôi cũng không giúp được gì nhiều, chỉ cố gắng trong khả năng của mình mà thôi nhưng nhìn thấy mọi người vui là tôi thấy vui theo.

Vậy là kỳ thi đại học đợt một đã kết thúc trưa nay (ngày 05/07/2013). Tôi biết, trong số hơn 20 em sĩ tử ở chùa, có em đỗ, có em có thể chưa đậu nhưng tôi nghĩ là những ngày ở chùa để đi thi sẽ có nhiều kỷ niệm với nhau, với chùa. Mặc dù thời gian ngắn ngủi, nhưng có thể sẽ có nhiều em ít nhiều hiểu về chùa, hiểu về Phật pháp. Vậy là mừng rồi.

TIN LIÊN QUAN
Phương Khê

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm