Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/03/2020, 16:18 PM

Cần làm thế nào để tụng chú Đại Bi được linh nghiệm?

Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp.

> Chú Đại Bi có ý nghĩa gì?

"Không phải ai trì chú Đại Bi cũng tăng trưởng công đức, cũng được chư Thiên thiện Thần đi theo bảo hộ. Có người tụng hàng nghìn biến một ngày nhưng cũng không thấy được hộ trì. Bởi người này không có công đức chân thật, không có thiện tâm. Người học Phật cần phải minh bạch, không mê muội điều này”.

Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp. Vì thế nhiều người cho rằng khi tụng chú Đại Bi, sẽ được chư Thiên, thiện thần gia hộ. Vậy quan điểm này có thực sự đúng? Và tụng như thế nào để thực sự mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người?

Người trì tụng phải là người tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý

Người trì tụng phải là người tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý

Ai tụng chú Đại Bi sẽ được lợi ích?

Tụng thần chú, mật chú trong đó có chú Đại Bi là pháp môn tu của Phật giáo và phát triển ở Tây Tạng. Những năm gần đây, nhiều Phật tử nghĩ rằng tụng chú Đại Bi sẽ được Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ nên rất chăm chỉ tụng chú. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc tụng trên miệng mà không thực hành giáo Pháp của Phật.

Nguyên tắc trì thần chú nói chung hay chú Đại Bi nói riêng phải đảm bảo yếu tố Tam mật Gia trì tức là tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi tam nghiệp trang nghiêm; chuyên tâm trì chú sẽ sinh ra năng lực, năng lực này có sức mạnh. Việc tụng chú Đại Bi là dành cho hành giả tu tập để thực hành tâm đại bi. Người nào đang thực hành quán tâm từ bi khi tụng chú sẽ được lợi ích. Còn chúng ta ở ngoài đời vẫn còn tâm tham, sân, si, tụng chú Đại Bi mong cầu việc ác sẽ có tác dụng ngược lại”. Người đệ tử Phật khi thân, khẩu, ý còn ác, cầu việc bất thiện thì trì chú Đại Bi không có lợi ích. Vì vậy, trước khi trì chú Đại Bi, người hành giả phải thực tập quán tâm từ bi để thể nhập được tâm đại bi. Khi đó, nhất tâm trì chú mới sinh ra công đức phước báu cho chính mình. Người nào chưa thể nhập được tâm đại từ bi thì không nên đặt nặng vấn đề phải tụng chú Đại Bi trong tu tập.

Sự linh ứng kỳ diệu của thần chú Đại bi

Người chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới được chư Thiên hộ trì, bảo hộ

Người chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới được chư Thiên hộ trì, bảo hộ

Người tụng chú Đại Bi mong cầu chư Thiên gia hộ có được không?

Ngày nay, nhiều Phật tử tụng chú Đại Bi mong cầu hết khổ, được chư Thiên chư thần gia hộ. Từ đó nhiều người ngày đêm trì chú, tụng niệm. Một người muốn được người khác đến bảo vệ thì người ấy phải như thế nào? Người này phải có công đức gì đó. Ví như ông Thủ tướng đi khảo sát thì xe lớn xe bé đi theo bảo vệ. Còn mình là dân thì có ai đến bảo vệ không? Trong kinh Phật nói: “Cả đàn bò 500 con cũng chỉ có một người trông nom. Còn một ông vua mà đi thì lính trước, lính sau tháp tùng bảo vệ. Chúng ta biết điều đó phụ thuộc vào phước báu và oai lực của từng người. Không phải tụng một bài chú mà được chư Thiên, chư Thần đi theo để bảo vệ. Cho nên phải tu tập chân thật, có công đức. Có công đức thì chư Thiên, chư Thần kính nể ở cái đức của mình. Gọi là: “Đức trọng quỷ thần kinh”.

Một người muốn được chư Thiên hộ trì, bảo hộ cần phải chân thật tu hành, thực hành lời Phật dạy thì mới lợi ích tốt đẹp.

Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm trì chú đại bi sẽ rất có lợi ích cho kẻ còn và người mất

Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm trì chú đại bi sẽ rất có lợi ích cho kẻ còn và người mất

Trì chú Đại Bi để làm lợi ích cho người mất có đúng không?

Tụng chú Đại Bi phải nhập vào tâm từ bi, phải tu tâm từ bi thì tụng mới được. Người tụng chú phải luôn lấy tâm từ bi làm gốc. Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm để trì chú thì sẽ rất có lợi ích. Chúng ta trì chú Đại Bi cho vong linh họ cũng không hiểu. Bây giờ, chúng ta thử trì chú cho huynh đệ xem có chuyển biến không? Trì chú phải là người thể nhập được vào tâm đại bi thì trì chú mới có công hiệu. Nếu tâm mình còn đầy rẫy tham, sân, si ác tâm, ác hại trì chú thì không ăn thua.

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy để làm lợi ích cho kẻ còn người mất chúng ta nên tụng kinh, lễ Phật, “niệm Phật” làm các việc phước báu, bố thí, cúng dường, phóng sinh hồi hướng cho người mất thì họ sẽ được hưởng phước báu. Bảy phần thì người mất được một, sáu phần người sống được hưởng. Để mang lại lợi ích cho gia tiên, tiền tổ của mình, chúng ta trước hết phải chăm chỉ đọc kinh sách của Phật từ đó, tư duy, tu tập, thực hành. Sau đó, hồi hướng công đức, phước báu thực hành Pháp đến cho gia tiên, tiền tổ. Hơn thế nữa, chúng ta có thể khấn thỉnh gia tiên bình thường trong những ngày cúng, lễ, mở băng giảng Pháp của các Thầy, ai có duyên được nghe Phật Pháp cũng sẽ được lợi ích.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Xem thêm