Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/12/2020, 10:37 AM

Cẩn trọng với hai chướng ngại hôn trầm và vọng tưởng

Tâm tư lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ, là vọng chướng hôn trầm. Miệng niệm Phật, tâm vẩn vơ tưởng chuyện đâu đâu, là vọng duyên tán loạn. Hôn trầm và tán loạn là hai nguy hại phá chính định.

Chướng ngại hôn trầm 

Nhiều khi đang hành trì, vọng tưởng thoạt chìm lặng. Vẫn nghe đều đều câu niệm Phật, tâm tư êm dịu, quên nóng bức và muỗi mòng cắn đốt. Trạng thái này có thể kéo từ nửa giờ đến một giờ. Có khi mồ hôi ướt áo mà không hay. Tỉnh ra mới thấy nóng bức khó chịu. Nghĩ thế là công phu đã có đôi phần thành tích là lầm. Đây là hôn trầm vi tế.

Cổ nhân dạy: “Nhè nhẹ hôn trầm khôn phát giác, trọn ngày hang quỷ mãi âm u”. Trước tiên một loạt tạp tưởng vi tế nổi sinh. Rồi một điểm mê mờ từ sau ót kéo lên đỉnh đầu, xuống mắt, vào tâm tạng.

Lễ Bái Trì Danh, là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề.

Lễ Bái Trì Danh, là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề.

Làm sao trị được bệnh hôn trầm?

Chướng ngại vọng tưởng

Vọng tưởng cũng thế, có thô có tế. Loại tế, người tu già giặn cũng phải e ngại. Niệm Phật chặt chẽ, tạp vọng thô phải lặng nhưng rất khó nhận những tướng qua lại vi tế. Như ao nước đục dễ thấy bọt nổi. Còn khí thể nhỏ nhẹ từ đáy ao cổ động lên hoặc sôi tim nhỏ trên mặt nước. Hoặc chỉ nửa chừng rồi không lên được. Nước tâm phải trong lặng mới thấy.

Bạch Thánh pháp sư, buổi sáng từ giường bước ra ghế ngồi, khoảng ba giây đồng hồ, phát giác vài mươi vọng niệm, Ngài mới hiểu lời kinh: “Một niệm có 90 sát na, một sát na có 900 sinh diệt”. Vọng tưởng dù vi tế đến đâu cũng là lậu nghiệp, người tu chẳng thể coi thường.

May gặp Như Lai ánh tuệ không.

Nước dương quyết rửa sạch bụi hồng.

Đã lên non pháp, mau tìm báu.

Đỉnh núi mây vần sắc trắng bong.

Người tu phải nhìn gương Giới Diễn mà cẩn thận tự thanh lọc.

Người tu phải nhìn gương Giới Diễn mà cẩn thận tự thanh lọc.

Năm triền cái và cách đối trị

Sách chép: Quang Huệ và Giới Diễn cùng tu thiền, tuy chưa chứng quả Thánh nhưng cũng đã có chỗ tỏ ngộ. Một hôm, tiềm thức của Giới Diễn thoạt nổi một niệm sắc dục. Xuất định, Quang Huệ nói kệ giễu bạn. Giới Diễn buồn thẹn, thâu thần nhập diệt luôn. Quang Huệ hối hận gọi đệ tử phó chúc: “Bạn vì phiền ta mà thị tịch. Kiếp sau ắt sẽ phá hoại Tă bảo. Lỗi này ở nơi ta. Nếu ta không theo dõi hóa độ, ta sẽ phải chịu hậu quả”. Rồi Ngài cũng thị tịch.

Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha, một đại quan thông minh. Có đến 7 thiếp hầu. Thường đem bác lãm đi vấn nạn các sư. Quang Huệ chuyển thân làm Phật Ấn thiền sư. Y nguyện lực đã chiết phục được Tô Đông Pha đưa trở về chính đạo.

Cho nên tham sân si từ lịch kiếp chẳng phải dễ trừ. Bởi vậy tiên đức mới có câu:

Công phu không thiếu cũng không dư.

Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ!

Nhiều khi đang hành trì, vọng tưởng thoạt chìm lặng.

Nhiều khi đang hành trì, vọng tưởng thoạt chìm lặng.

Người tu phải nhìn gương Giới Diễn mà cẩn thận tự thanh lọc. Phương pháp giải trừ hai chướng-cái nói trên phải tùy kinh nghiệm và sự thích hợp mà mỗi hành giả tự điều trị. Nơi đây, chỉ lược bàn qua cách đối trị về phần thô. Thông thường, khi loạn tưởng nhiều, hành giả nên ngồi yên nhiếp tâm niệm Phật. Lúc hôn trầm đến, nên đứng lên vừa niệm vừa kinh hành. Cứ dùng hai oai nghi này thay đổi mãi, lâu ngày hai chướng duyên ấy sẽ tiêu trừ. Theo chỗ kinh nghiệm, lắng tai ghi nhận rành rõ từ tiếng từ câu niệm Phật theo lối Phản Văn Trì Danh, có lẽ là phương pháp kiến hiệu nhất để đối trị tán loạn. Và, Lễ Bái Trì Danh là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề.

(Lược trích ấn phẩm: “Niệm Phật thập yếu”

HT. Thích Thiền Tâm

Toát yếu: Tỳ kheo ni Hải Triều Âm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm