Thứ năm, 18/08/2022, 09:34 AM

Một khi đã giác ngộ, giải thoát rồi, có còn bị nhiễm ô nữa hay không?

Chúng ta cũng nên lưu ý, quả vị giác ngộ, giải thoát có nhiều bậc. Hàng phàm phu đang tu tập có những điều an lạc, giải thoát tương đối thì có rất nhiều bậc.

Kính bạch quý Ngài,

Con là người tu tại gia và cũng có đọc một số Kinh sách của Phật dạy, có chỗ con không rõ lắm, nay mong rằng với lòng từ bi của quý Ngài giúp cho con được biết. Trong Kinh có đoạn bảo rằng: Bổn tánh con người vốn là thiện, nhưng do cuộc sống bị nhiễm ô nên mới tạo những việc xấu ác, và như vậy cần phải tu để đoạn trừ những điều ác để từ đó mới có được an lạc tự tại, nhưng con thiết nghĩ nếu như mình tu đã được đến giai đoạn này rồi, có khi nào bị nhiễm ô trở lại nữa không?

Kính chúc quý Ngài khoẻ và an lạc.

Kính,

Nhuận Thanh. 

Một khi đã giác ngộ rốt ráo, chứng nhập quả vị Niết-bàn tối hậu thì không bao giờ trở lại sinh tử luân hồi nữa.

Một khi đã giác ngộ rốt ráo, chứng nhập quả vị Niết-bàn tối hậu thì không bao giờ trở lại sinh tử luân hồi nữa.

Đáp: Xin chào Phật tử Nhuận Thanh,

Quý Thầy không bàn rộng về vấn đề như bản tánh con người vốn là thiện hay là ác, không thiện không ác... mà chỉ giải đáp mối boăn khoăn của Phật tử là khi đã giác ngộ, giải thoát rồi có còn bị nhiễm ô nữa hay không?

Thưa Phật tử,

Một khi đã giác ngộ, giải thoát rồi thì không thể nào trở lại phàm phu được. Ví như gạo đã nấu thành cơm rồi thì không thể nào cơm trở thành gạo được. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển bốn) có đoạn tôn giả Phú-lâu-na hỏi đức Phật về bản chất của Bồ-đề, Niết-bàn giống như Phật tử hỏi vậy, đức Phật trả lời:

“Theo như ngươi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu Giác của chư Phật lại sanh núi sông đất đai nữa! Cũng như quặng vàng, đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở thành quặng nữa; như cây đã đốt thành tro, thì chẳng trở lại thành cây nữa. Bồ-đề, Niết-bàn của chư Phật cũng như vậy” (Bản dịch của HT. Duy Lực).

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý đến mức độ giải thoát, giác ngộ của từng trường hợp. Vì có những mức độ giải thoát, giác ngộ rất cao, có thể gọi là “rốt ráo”, vĩnh viễn thoát ly mọi khổ ách điên đảo, nhưng cũng có những trường hợp chưa thật sự giải thoát, chứng Thánh chi cả, mà cứ lầm tưởng là đã chứng Thánh rồi, do đó dễ rơi vào cạm bẫy của ngã mạn, cống cao; nghĩa là các phiền não chưa thật sự được tát cạn, chưa được vét sạch thì các phiền não đó làm nhân, làm duyên cho các phiền não khác sinh khởi và cứ tiếp nối sinh tử luân hồi.

Chúng ta cũng nên lưu ý, quả vị giác ngộ, giải thoát có nhiều bậc. Hàng phàm phu đang tu tập có những điều an lạc, giải thoát tương đối thì có rất nhiều bậc. Còn hàng Thánh trở lên thì có bốn quả vị: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Tu-đà-hoàn, tiếng Pali viết là Sotàpanna, nghĩa là vị đã dự được vào dòng Thánh, nên người Hoa dịch là “Dự lưu quả”; quả vị này còn phải sinh tử 7 lần nữa mới chấm dứt hoàn toàn sanh tử, nên còn được dịch là “Thất lai.” Quả vị này như Đức Phật trình bày trong các Kinh là tối đa là sinh tử bảy lần, sau đó chứng quả vị A-la-hán, vĩnh viễn cắt đứt mọi kiết sử mà tự tại vào ra ba cõi. Nếu đã đạt đến quả vị tối thượng như vậy thì không bao giờ phải tái sanh nữa, nên được gọi là bậc “Vô sanh”.

Tóm lại, một khi đã giác ngộ rốt ráo, chứng nhập quả vị Niết-bàn tối hậu thì không bao giờ trở lại sinh tử luân hồi nữa.

Kính chúc quý Phật tử thân tâm thường an lạc và tinh tấn phát huy các thiện tâm, góp phần thanh tịnh hoá, làm đẹp cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm