Câu chuyện 5: Chết khát bên sông
Có người thường nói: “Chúng ta là phàm phu làm sao có tư cách học Phật, người học Phật phải có thiện căn, nhân duyên đặc biệt. Hàng ngày, chúng ta lo cuộc mưu sinh cơm áo, gạo tiền; lo nuôi con cái không xong, còn đâu tâm trí và và thời gian để học Phật”
Lại có một hạng người ngạo mạn nói: “Những người học Phật có tài giỏi gì, chẳng qua vận số của họ may mắn một chút mà thôi. Nếu có cơ hội thì chúng ta hơn hẳn họ”. Hạng người này xem mọi người chẳng ra gì, dường như thiên hạ chỉ có họ mới làm được. Cho dù họ tự tôn cũng được, hay tự ti cũng tốt. Nhưng nếu như quá đáng đều thuộc dạng tâm bất bình thường; đặc biệt người tự ti mất đi quá nhiều. Nhân loại có một loại bệnh phiền não, không phải tự ngã cống cao, coi ai không ra gì mà là kẻ tự ti tự hủy mình không chịu cầu tiến bộ. Kẻ cống cao, ngã mạn làm cản trở sự tiến bộ. Kẻ tự ti tự hủy mình cũng là chướng ngại cầu tiến thân. Vì thế, con người không nên kiêu căng và không tự ti mới là trung đạo.
Chúng tôi nêu một câu chuyện để dẫn chứng.
Ngày xưa có một người đi xa, gặp lúc mùa hè thời tiết rất nóng, hắn đi trên đường vào ban trưa, vừa đói vừa khát; bụng đói thì còn chịu được một lúc, nhưng khát rất khó chịu được. Các bạn xem thử hắn tìm được nước giải khát không? Đang đi hắn chợt nhìn thấy một dòng sông, nước trong xanh mát lạnh, thật sự như vị cứu tinh xuất hiện. Nhưng hắn lại nghĩ: “Nước nhiều như thế này, làm sao ta uống hết được?”.
Vì thế, hắn đứng ngây bên bờ sông không dám uống. Ngay lúc đó, có người đi ngang qua hỏi:– Vì sao anh đứng bần thần ở đây?
Hắn đáp: – Tôi khát nước sắp chết, không dễ gì tìm được dòng sông này; nhưng nước sông nhiều như thế, tôi sợ uống không hết thì phiền phức.
Người đi đường nói:– Anh chỉ cần uống hết khát thì thôi, cần gì uống hết nước sông?
Bài học đạo lý
Câu chuyện này là ví dụ. Hàng phàm phu chúng ta từ vô thỉ đến nay luân hồi trong sáu đường, chịu khổ báo nhiều vô lượng, thật không dễ gì gặp được Phật pháp-phương pháp giải thoát sinh tử. Nhưng chúng ta cảm thấy Phật pháp vô biên, ba tạng, mười hai bộ kinh điển nhiều như thế. Làm sao có thể học hết được? Vả lại, con đường tu hành xa như vậy. Từ ba chỉ, tu sáu độ biết đến khi nào tu thành công? Cho nên “nhìn Phật mà than mình bé nhỏ”. Từ chỗ đó, chúng ta không chịu nỗ lực tu hành, cũng không chịu nghiên cứu Phật pháp. Chúng ta phải biết cả đời Đức Phật thuyết pháp, Ngài quán căn cơ chúng sinh mà nói; đối với người cần pháp gì thì Ngài thuyết pháp đó. Phật pháp cần phải thích hợp người thượng căn, trung căn và hạ căn nên thuyết nhiều pháp môn. Vả lại trên thế giới, mỗi địa phương đều có phong tục tập quán riêng của họ; mỗi người đều có tư tưởng, kiến giải riêng mình. Vì thế, Phật pháp nhiều vô lượng vô biên; bất luận sĩ, nông, công, thương, hay già, trẻ, trai, gái đều có thể học Phật. “Phật pháp vô biên”chính là nghĩa này.
Mỗi người chỉ cần học điều mình cần, tự mình có thể thọ trì tu hành; giống như đi học có người chỉ học tốt nghiệp tiểu học; có người học lên trung học, cao đẳng; có người học lên đại học, cho đến du học nước ngoài; đều do hoàn cảnh, chí nguyện của mỗi cá nhân cầu học, không phải ai cũng tốt nghiệp đại học, cũng không phải tốt nghiệp đại học mới có khả năng làm việc. Chúng ta đọc sách một năm có học vấn và tri thức một năm, đọc sách hai năm có học vấn và tri thức hai năm; cho dù không học ở trường, nhưng vừa làm vừa học ở nhà vẫn có thể học lên. Người đi học không phải ai cũng thi lên học vị tiến sĩ, có bao nhiêu tri thức thì có khả năng làm bấy nhiêu việc. Phật pháp lưu truyền ở thế gian đã hơn 2500 năm, truyền đến Trung Quốc đã có 2000 năm lịch sử. Phật pháp đi vào nhân gian cùng với tín ngưỡng người bình dân tạo thành một khối, có thể nói biển chữ vàng hiệu của Lão Tử. Ngoại đạo thường lợi dụng biển chữ vàng này mà rêu rao lừa bịp, lại không chịu khiêm tốn nghiên cứu Phật pháp, chỉ bắt chước danh từ của Phật pháp sửa thành của mình; hoặc lượm lặt câu chữ trong sách xưa xen tạp tà tri kiến, rồi tùy tiện nói thông suốt, lừa gạt chính mình và mọi người; một người mù dắt một tốp người mù đi vào hầm lửa, rơi vào ma đạo. Điều này đâu chỉ là khát nước không uống, mà là uống độc dược để giải khát, tự phá hỏng huệ mạng của mình; mà còn làm phá hại huệ mạng của vô số chúng sinh. Thật đáng thương thay! So với người khát nước không chịu uống càng đáng thương hơn.
Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
Hiệu đính: Thiện Thuận
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trầm tĩnh chứng tỏ sức mạnh của sự sáng suốt và tự chủ
Chùa trực tuyến 07:45 20/08/2023Tâm trầm lặng không có nghĩa là yếu mềm, tiêu cực. Thái độ trầm tĩnh của một người chứng tỏ sức mạnh của sự sáng suốt và tự chủ. Vì khi gặp một hoàn cảnh cam go, nan giải mà vẫn không lo âu bối rối thì quả là không phải dễ dàng.
Phúc đức và thiện căn của mỗi người là “giấy thông hành” sinh về Tịnh Độ
Chùa trực tuyến 09:31 09/08/2023Được tôn kính là Bậc Đại giác ngộ của truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa, Đức Milarepa từng nói: Phúc đức và thiện căn của mỗi người chính là “tấm visa” - một loại giấy thông hành vô giá giúp chúng ta siêu vượt luân hồi sinh tử.
Hòa thượng Viên Minh: Thấy biết trong sáng
Chùa trực tuyến 06:13 04/06/2023"Thấy biết là khả năng tự nhiên trong quá trình phát huy nhận thức và trí tuệ con người". Bài giảng pháp của hòa thượng Viên Minh về thấy biết trong sáng sẽ giúp độc giả vượt qua phiền não khổ đau bởi các tà kiến, đưa đến giải thoát niết bàn.
Câu chuyện tỳ kheo Dasaka mê ngủ đắc quả A La Hán
Chùa trực tuyến 07:17 30/05/2023Sau ngày xuất gia Dasaka vẫn giữ nguyên thói lười cố hữu. Mỗi ngày, sau khi khất thực và nhận đầy đủ thức ăn, tỳ kheo Dasaka thường tìm một chỗ thanh tịnh và nằm khoèo xuống ngủ.
Xem thêm