Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/04/2021, 10:31 AM

Câu chuyện nhà Phật – Còn thiếu một nén nhang

Con người cả đời chăm chỉ thờ khấn chư Phật mong cầu cho lợi ích, danh vọng bản thân mà không biết rằng, có nhiều chí nguyện không thành, ấy là bởi họ “vẫn còn thiếu một nén nhang”. Vậy “nén nhang” ấy là gì?

Trong một ngôi chùa làng, có một cậu thiếu niên đến dâng hương cầu khẩn Phật Tổ. Cậu cắm ba nén nhang vào trong lư hương, thầm cầu khẩn rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ con thi đậu khoa thi này, thăng quan tiến chức, tận trung báo quốc, tạo phúc cho người dân trong làng”. Phật Tổ nhìn cậu thiếu niên bên dưới chỉ cười mà không nói gì. Tôn giả A Nan đứng bên cạnh hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, cậu thiếu niên này vô cùng thành khẩn, lời nguyện phát ra lại là nguyện lành, vậy sao Người không nhận lời?” Phật Tổ mỉm cười, chậm rãi nói: “Bởi còn thiếu một nén nhang”.

“Còn thiếu một nén?” tôn giả A Nan nhìn ba nén nhang vẫn còn trong lư hương, nghĩ mãi vẫn không hiểu được.

Con người ta cả một đời đứng trước tượng Phật chỉ chăm chú cầu khẩn cho những lợi ích, danh vọng của bản thân mình, nhưng rốt cuộc vẫn là còn “thiếu một nén nhang”.

Con người ta cả một đời đứng trước tượng Phật chỉ chăm chú cầu khẩn cho những lợi ích, danh vọng của bản thân mình, nhưng rốt cuộc vẫn là còn “thiếu một nén nhang”.

Ý nghĩa của thắp 3 nén nhang, 3 vái, 3 lạy

Thời gian thấm thoắt đã mười năm trôi qua, cậu thiếu niên ngày nào giờ đã trở thành một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, khí phách oai hùng. Kỳ thi năm đó tuy không thi đậu, nhưng chàng đã vứt bút tòng quân, trở thành một viên võ tướng lập được nhiều chiến công hiển hách. Lần này cậu về vinh qui bái tổ, đặc biệt cử hành hỷ sự. Vẫn giống như trước đây, chàng thanh niên thắp ba nén nhang, cung kính quỳ lạy trước tượng Phật rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ cho hạ quan kết được một mối duyên lành, thê tử hiền thục, vợ chồng hòa thuận”. Vừa nói vừa dập đầu sát mặt đất.

Tôn giả A Nan nhìn thấy rất xúc động, quay đầu lại nhìn thấy Phật Tổ vẫn mỉm cười không nói gì, lại hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, sao Người lại không nhận lời anh ta?” Phật Tổ cười nói: “Vẫn còn thiếu một nén nhang…”

Nháy mắt lại mười năm đã trôi qua, chàng thanh niên giờ đã bước vào tuổi trung niên. Khi ông đi vào Đại hùng Bảo điện, trên gương mặt đã phảng phất hiện ra mấy nếp nhăn. Bởi bị gia tộc nhà vợ liên lụy, đại tướng quân oai phong lẫm liệt năm nào giờ đây đã bị giáng chức làm một viên quan nhỏ ở địa phương, bao nhiêu chí nguyện lớn lao nay đều không thể thực hiện được nữa. Ông bước vào Bảo điện dâng hương bái lạy, thầm cầu khẩn, cầu cho con cái chuyên tâm học hành, hoàn thành sự nghiệp dang dở của mình.

Tôn giả A Nan nhìn ông, lại quay sang nhìn Phật Tổ đang mỉm cười không nói gì, trong lòng than rằng: “Rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang”.

Con người coi trọng danh lợi, tiền tài, địa vị, nhưng chư Phật thì chỉ xét một chữ “Tâm” này mà thôi.

Con người coi trọng danh lợi, tiền tài, địa vị, nhưng chư Phật thì chỉ xét một chữ “Tâm” này mà thôi.

Nhang trầm hương trong văn hóa Phật giáo

Mười năm lại trôi qua, người trung niên giờ đây tóc đã hoa râm, bước vào tuổi già. Lúc này ông đã giải quan về làng, sống an cư nơi thôn dã, không còn chí nguyện to lớn như ngày trước nữa. Người lão niên thắp ba nén nhang giống như trước đây, khấu đầu rằng: “Phật Tổ, ngày trước con đã nhiều lần đến cầu nguyện, nhưng Người trước sau đều chưa từng nhận lời con dù chỉ một lần. Nhưng lần này đến đây xin Người hãy thành toàn cho tấm lòng hiếu thảo của con. Nghĩ đến ngày trước, cha con mất sớm, mẹ già đã vất vả nuôi nấng con khôn lớn thành người. Bây giờ mẹ già tuổi đã cao, chỉ mong bà được bình an vô sự, vui vẻ sống quãng đời còn lại, ngoài điều này ra, con không còn cầu mong gì hơn nữa”.

Tôn giả A Nan nghe thấy những lời này thật không đành lòng, quay đầu nhìn sang Phật Tổ, lần này thấy trên gương mặt Phật Tổ đã nở nụ cười, nhẹ nhàng gật đầu: “Vậy sẽ như nguyện của con vậy”.

Người lão niên đi ra khỏi chùa, còn chưa về đến nhà, tin mừng đã từ xa truyền lại, hai người con trai của ông cùng lúc thi đậu văn võ trạng nguyên trong triều, hơn nữa, triều đình còn ban bố chiếu thư rửa sạch nỗi oan của ông, cho ông khôi phục chức quan lại còn thăng lên ba bậc nữa. Nhưng lần này người lão niên đã không nhận lệnh. Ông đã quyết định từ nay ở lại trong nhà chăm lo cho mẹ già.

Khi con người có thể buông bỏ mọi dục vọng, buông bỏ mọi truy cầu, chỉ chú trọng nâng cao đạo đức và tâm tính của bản thân, thì một cách tự nhiên sẽ không cầu mà tự đắc…

Khi con người có thể buông bỏ mọi dục vọng, buông bỏ mọi truy cầu, chỉ chú trọng nâng cao đạo đức và tâm tính của bản thân, thì một cách tự nhiên sẽ không cầu mà tự đắc…

Lời bàn:

Trong “Khế kinh” Đức Phật đã dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Con người ta cả một đời đứng trước tượng Phật chỉ chăm chú cầu khẩn cho những lợi ích, danh vọng của bản thân mình, nhưng rốt cuộc vẫn là còn “thiếu một nén nhang”. Kinh “Nhẫn nhục” có câu rằng “Cùng tột điều thiện, không gì hơn Hiếu”. Khi đã già người con mới ngộ ra điều này, tâm đã chuyển hóa, và đã nhận được quả báo tốt hiện tiền.

Đạo Phật có câu: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. “Phật tính” – ấy là khi trong tâm thực sự thuần thiện, thuần chính, không màng tư lợi, hoàn toàn suy nghĩ cho người khác, thì mới có thể động đến tâm niệm của Phật Đà. Vậy cũng nói, con người coi trọng danh lợi, tiền tài, địa vị, nhưng chư Phật thì chỉ xét một chữ “Tâm” này mà thôi.

Bởi vậy mà, khi con người có thể buông bỏ mọi dục vọng, buông bỏ mọi truy cầu, chỉ chú trọng nâng cao đạo đức và tâm tính của bản thân, thì một cách tự nhiên sẽ không cầu mà tự đắc…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm