Câu chuyện xuất gia của Ngài Phú Lâu Na
Ngài Phú Lâu Na sinh ra trong một gia đình thuộc hạng giàu có tiếng ở Ấn Độ và rất được cha mẹ thương yêu. Khi trưởng thành, Ngài nhận ra rằng ái ân, tài bảo của thế gian cũng phải đến lúc biệt ly tan rã. Mà điều quan trọng nhất là cầu cho mình được một chân lý tối thượng của cuộc sống.
>>Những câu chuyện hay về Đức Phật
Ngài Phú Lâu Na là người thuyết pháp đệ nhất trong thập đại đệ tử của Phật. Ngài là con trai của ông trưởng giả giàu có, khi nghe Phật thuyết pháp, phát tâm xuất gia.
Phật hỏi ngài Phú Lâu Na, “Ông xuất gia vì lý do gì?”
Ngài Phú Lâu Na thưa, “Con xuất gia vì thấy thân Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.”
Phật dạy, “Không được. Nếu ta già bịnh, thân tốt đẹp không còn nữa, ông sẽ hết tu sao?”
Lần thứ hai, ngài Phú Lâu Na lại xin xuất gia. Phật hỏi, “Lần này ông xuất gia vì lý do gì?” Ngài Phú Lâu Na thưa, “Vì con nghe Phật thuyết pháp, tiếng phạm âm quá hay nên con xin xuất gia.”
Phật dạy, “Cũng chưa được. Vì một ngày kia, ta già, không thuyết pháp được nữa, ông sẽ thôi tu hay sao?”
Lần thứ ba, ngài Phú Lâu Na xin xuất gia. Phật lại hỏi, “Lần này ông đi tu vì lý do gì?”
Ngài Phú Lâu Na thưa, “Vì thấy chúng tăng tu hành thanh tịnh, giới đức trang nghiêm nên con xuất gia.”
Phật dạy, “Như thế cũng chưa được. Vì nếu có một vị tăng tu hành không nghiêm túc, ông sẽ thôi tu sao?”
Lần thứ tư, ngài Phú Lâu Na xin xuất gia. Phật dạy, “Lần này ông đi tu vì lý do gì?”
Ngài Phú Lâu Na thưa, “Vì muốn chứng quả giải thoát.” Phật dạy, “Lành thay! Ông đã xuất gia chân chánh.”
Sau đó, ngài nghe Phật thuyết pháp, tinh tấn tu hành chứng quả A La Hán.
Một hôm, ngài Phú Lâu Na phát tâm đến giáo hóa tại một nơi dân chúng rất hung ác. Trước khi đi, Phật hỏi, “Giả sử khi đến đó dân chúng mắng chửi ông thì ông làm sao?”
Ngài Phú Lâu Na thưa, “Bạch đức Thế Tôn, họ còn tốt vì chưa đánh con.”
Phật dạy, “Giả sử họ đánh ông thì ông làm sao?”
“Bạch đức Thế Tôn, họ còn tốt vì chưa giết con.”
Phật dạy, “Giả sử họ giết ông thì sao?”
“Bạch đức Thế Tôn, con rất cảm ơn họ vì họ đã giải thoát cho con khỏi thân tứ đại khổ đau này.”
Phật dạy, “Lành thay! Ông là người giáo hóa đệ nhất.” Nếu ngày nay mà tăng ni độ người như đức Phật ngày xưa, thì Phật pháp đâu đến nỗi suy vì như vậy. Thật là đau đớn biết bao!
Nhẫn, nhẫn, nhẫn
Trái chủ oan gia từ đó dứt,
Tha thứ, tha thứ, tha thứ
Ngàn tai muôn họa thảy đều tiêu.
Tịnh lặng, tịnh lặng, tịnh lặng
Vô lượng thần tiên từ đó được.
Thôi, thôi, thôi
Công danh cái thế không tự do.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm