Cầu nguyện
Trong tiếng Việt chữ cầu luôn đi đôi với chữ nguyện. Nếu ta cầu xin thôi mà thành tựu sẽ tăng trưởng bản ngã, sự kiêu căng tự hào và niềm tin mù quáng. Những điều này sẽ dẫn đời sống ta về nẻo đường đau khổ hơn là phúc lạc và bình an.
Chúng ta đang cầu nguyện những đấng thiêng liêng chở che cho ta trước những thiên tai, dịch bệnh, khó khăn và thử thách...
Ta cầu nguyện như thế và mong chờ sự hồi đáp của các đấng thiêng liêng.
Rồi thời gian trôi qua nhưng những điều ta mong mỏi trong lòng từ các đấng thiêng liêng vẫn chưa thấy hồi đáp. Vì không thấy hồi đáp nên niềm tin trong ta về các đấng thiêng liêng của mình, về Phật, về Chúa, về các vị Bồ tát giảm dần...niềm tin tôn giáo trong ta cũng đánh mất dần.
Sự phản hồi từ các đấng thiêng liêng không đến với ta là bởi vì ta chỉ cầu, chỉ xin thôi mà không phát nguyện.
Trong tiếng Việt chữ cầu luôn đi đôi với chữ nguyện. Nếu ta cầu xin thôi mà thành tựu sẽ tăng trưởng bản ngã, sự kiêu căng tự hào và niềm tin mù quáng. Những điều này sẽ dẫn đời sống ta về nẻo đường đau khổ hơn là phúc lạc và bình an.
Còn khi ta cầu xin mà đi cùng với điều đó là sự phát nguyện làm một điều gì đó có ích lợi cho tha nhân, cho mọi loài thì các đấng thiêng liêng chưa đến giúp ta thì luật nhân quả, luật hấp dẫn đã giúp ta rồi.
Ví dụ tôi cầu cho thế giới hoà bình không chiến tranh và bây giờ tôi phát nguyện ăn chay trường, không giết hại mạng chúng sanh, tôi nguyện thực tập tôn trọng sự sống và không để những niệm sân si, giận dữ phát khởi trong lòng mà chỉ nuôi lớn hiểu biết và thương yêu mỗi ngày.
Khi cầu và phát nguyện như thế thì chính những lời phát nguyện này được hành trì tinh tấn, miên mật đã cho người ấy sự hoà bình bên trong tâm thức, đã cho người ấy một Chánh báo hoà bình phúc lạc, và nếu thế giới có chiến tranh thì nơi vị này sinh sống cũng tránh được bom đạn, khổ đau chết chóc vì y báo luôn tương ưng với Chánh báo.
Tiếng Việt của chúng ta dùng hàng ngày chứa đầy tuệ giác thâm sâu mà khi áp dụng sẽ giúp cho đời sống của ta và những người chung quanh cũng được nhiều phúc lạc và bình an.
Bạn nhớ nhé khi cầu xin điều gì với đấng thiêng liêng thuộc tôn giáo của bạn thì đừng quên phát nguyện thực hành một điều gì đó tương xứng với sự cầu xin của mình. Và sự phát nguyện này phải thật sự thành tâm, thật sự lưu xuất ra từ đáy lòng của bạn.
Nếu bạn làm được điều này tôi tin chắc những lời cầu xin của bạn sẽ trở thành sự thật nếu lời cầu xin đó không đưa tới hại mình, hại người hoặc hại cả hai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm