Cầu nguyện: Niềm tin hay sức mạnh tinh thần?
Dù mục đích của cầu nguyện là gì, cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước hình tượng Phật, tâm chúng ta trở nên khiêm hạ, cái “Ta”( bản ngã) trở nên nhỏ bé, tâm hồn họ được bình yên, hiền hòa.
Trong chúng ta, chắc hẳn không ai là chưa trải nghiệm một lần cầu nguyện, dù theo bất kỳ tôn giáo nào hay ngay cả không tôn giáo. Đây là một nhu cầu tinh thần của con người nhằm để giải tỏa những áp lực, lo lắng trong đời sống hằng ngày. Không những thế, cầu nguyện là còn thể hiện ước mơ, niềm hy vọng của con người về một đời sống tốt đẹp trong hiện thực hay tương lai. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa sự cầu nguyện theo tinh thần Phật dạy để không phải trông chờ vào những kết quả phi thực tế.
Sự cầu nguyện trong đạo Phật được xem là một pháp môn tu tập của người Phật tử, vì nhờ cầu nguyện mà nguyện lực của người tu tập thêm mạnh mẽ, niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy, ác nghiệp được tiêu trừ. Theo lời Phật dạy, con người là chủ thể của chính mình. Chỉ vì vô minh sâu xa nên con người không nhận ra được tiềm năng sẵn có ấy. Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”. Nghiệp được tạo ra thông qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Do đó, chúng ta có thể làm chủ được đời sống của chính mình bằng việc tạo ra những nghiệp thiện lành như suy nghĩ, lời nói, việc làm chân chánh, chứ không nên mong cầu vào một sức mạnh vô hình bên ngoài có thể ban phước, giáng họa.
Khi đề cập đến việc dùng cầu nguyện để đạt mục đích, Đức Phật có đưa trường hợp một người muốn qua sông. Nếu người đó cứ ngồi yên và cầu nguyện cho mình có thể qua đến bờ kia, nhất định lời cầu nguyện chẳng bao giờ được đáp ứng. Nếu muốn qua sông, người đó phải cố gắng suy nghĩ nhiều cách như tìm gỗ và làm một cái bè, tìm một cây cầu hoặc một cái thuyền hay lội qua sông… Dù bằng cách nào đi nữa thì người đó phải dùng đầu óc để suy nghĩ, bắt tay vào làm việc mới có thể qua sông được. Cũng như vậy, nếu muốn vượt qua dòng sông Luân Hồi sanh tử, cầu nguyện không thôi chưa đủ. Người biết tu tập phải cố gắng, nỗ lực giữ giới, sống một cuộc đời thiện lành, kiềm chế ham muốn và loại trừ tất cả những bất tịnh và ô trược trong tâm. Khi đó, chúng ta có thể giảm bớt các ràng buộc, cuộc sống nhẹ nhàng, an lạc mỗi ngày.
Đối với bản thân, chúng ta có thể xem cầu nguyện là sự đặt tâm trên đối tượng, là sự tập trung tự thay đổi chính mình, tu sửa lại bản tính của mình. Đó là sự chuyển hóa bản chất bên trong ta bằng cách thanh lọc ba điều: tư tưởng, lời nói và hành động. Khi cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy tâm ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường để vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh; đó là ảnh hưởng tâm lý được tạo ra nhờ niềm tin và sự thành tâm. Có thể nói, cầu nguyện đúng pháp là sự cầu nguyện cho tâm thêm mạnh, thêm vững chãi, chứ không phải cầu xin lợi lộc cho bản thân.
“Đừng cầu nguyện xin tránh khỏi tai ương, mà chỉ để không sợ hãi khi đối đầu với chúng; Đừng cầu nguyện con đường đi luôn bằng phẳng, hãy nên nguyện để tôi đủ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn; Đừng cầu nguyện cho tôi tránh được mọi ưu sầu, hãy nguyện cho tâm mình đủ định lực, kiên trì vượt qua tất cả dục vọng, ham muốn”.
Dù mục đích của cầu nguyện là gì, cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước hình tượng Phật, tâm chúng ta trở nên khiêm hạ, cái “Ta”( bản ngã) trở nên nhỏ bé, tâm hồn họ được bình yên, hiền hòa. Chúng ta nên tự hứa với lòng sẽ làm tốt những phận sự bằng những nỗ lực của chính mình để đạt được những kết quả tốt nhất trên con đường mình đã chọn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm