Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/08/2020, 11:28 AM

Pháp môn niệm danh hiệu Phật A di đà

Từ nhỏ, tôi được bà nội dạy, khi nào có sợ hãi hoặc khó khăn con nhớ niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát” và “Nam mô A di đà Phật”. Tôi đã niệm Phật mỗi khi có sợ hãi, khó khăn. Tôi đã vô tình tu pháp môn niệm Phật mà mình không biết là mình đang tu.

 Niệm Phật bị vọng tưởng có tội không?

Năm 2013, tôi được chị gái dẫn đi chùa Hoằng Pháp, ngôi chùa thường tổ chức tu niệm Phật một ngày. Lần đầu đến chùa, tôi có cảm nhận thích tu học, và thế là tôi cùng chị đi tu các ngày tu tiếp theo. Buổi sáng, chúng tôi nghe quý thầy giảng pháp, sau đó niệm Phật, ăn cơm trưa, chiều thì niệm Phật rồi ra về. Câu niệm Phật “Nam mô A di đà Phật” với số lượng người đông cùng tu tập, tạo âm hưởng hùng mạnh. Mỗi lúc niệm, tâm hồn tôi được lắng lại, bao suy tư rơi rụng dần, mong sao mình niệm được nhiều câu Phật hiệu càng tốt.

Tôi thường nghe quý thầy dạy: “niệm” là cái suy nghĩ của mình luôn nhớ đến đức Phật, “Phật” ở đây là Phật A di đà ở cõi Tây Phương Tịnh Độ. Cõi Tây Phương do đức Phật A di đà lúc còn hành Bồ-tát đạo tích lũy công đức mà tạo nên. Ở đó có bốn trú xứ:

1. Thường Tịch Quang Tịnh Độ: trú xứ của riêng đức Phật A di đà.

2. Thật Báo Trang Nghiêm Độ: nơi đức Phật A di đà dùng Báo thân dạy dỗ chúng sanh.

3. Phương Tiện Hữu Dư Độ: trú xứ của riêng Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát.

4. Phàm Thánh Đồng Cư Độ: trú xứ phàm Thánh cùng ở. Phàm ở đây là những người có tu tập niệm Phật, vãng sanh về đây tu tập để thăng tiến lên quả vị cao hơn.

Niệm Phật thì tâm chúng ta với Phật tương thông.

Niệm Phật thì tâm chúng ta với Phật tương thông.

Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

Người tu học Tịnh độ cần biết ba kinh, mà chúng ta nương vào có để tìm hiểu tu học là kinh A di đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Niệm Phật có bốn phương pháp, chúng ta thấy mình hợp với phương pháp nào thì tu theo phương pháp đó, để đạt được kết quả vãng sanh hoặc thấy Phật ngộ vô sanh. Bốn phương pháp niệm Phật đó là:

1. Thật tướng niệm Phật: tức là quán tự tánh chân thật của tự thân và hết thảy các pháp. Pháp này dành cho bậc đại căn cơ.

2. Quán tưởng niệm Phật: chúng ta nhớ nghĩ đến Báo thân của Phật với những tướng hảo như ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp và quán tưởng đến cảnh giới của đức Phật. Khi quán tưởng đến thuần thục, nhắm mắt hay mở mắt đều thấy đức Phật A di đà.

3. Quán tượng niệm Phật: chúng ta nhớ nghĩ hình tượng của đức Phật, làm sao cho chỉ còn một dòng ý nghĩ về hình tượng của đức Phật A di đà.

4. Trì danh niệm Phật: niệm hồng danh của đức Phật A di đà.

Mỗi câu niệm là một thời khắc vãng sanh.

Mỗi câu niệm là một thời khắc vãng sanh.

Bốn phương pháp niệm Phật

Con thường hành trì môn Trì danh niệm Phật. Mình nhớ tiếng niệm Phật của quý thầy, của đạo tràng mình thường tu học. Câu niệm Phật đó là quen thuộc nhất khi niệm, dễ đi vào lòng nhất. Có khi kinh hành niệm Phật, có khi lần chuỗi niệm Phật, có khi tĩnh tọa niệm Phật, mỗi hình thức này cùng làm làm luân phiên để cho thân thể dễ chịu.

Theo con cảm nhận, niệm hồng danh Phật là pháp môn dễ hành trì hơn các pháp môn khác, vì câu niệm Phật ngắn gọn dễ nhớ, có thể niệm trong bốn oai nghi, mọi thời điểm trong ngày. Niệm Phật thì trong lòng chúng ta luôn có Phật. Niệm Phật càng nhiều thì thời gian niệm thế gian càng ít, các tập khí không tốt ít dần. Thường chiêm ngưỡng hình tượng Phật, tụng kinh A di đà để mỗi khi niệm không chỉ có danh hiệu Phật, mà còn có nội dung là đức Phật A di đà đó, Phật ở cảnh giới đó, đức Phật Bổn sư khuyên chúng ta niệm Phật là thật đó.

Niệm Phật thì tâm chúng ta với Phật tương thông. Mỗi câu niệm là một thời khắc vãng sanh. Trong tâm có Phật, con không sợ sương sa lớp lớp, con không sợ cát đá trùng trùng bởi vì con biết chư Phật và Bồ-tát luôn hiện hữu.

Trong tâm có Phật, con không sợ sương sa lớp lớp, con không sợ cát đá trùng trùng bởi vì con biết chư Phật và Bồ-tát luôn hiện hữu.

Trong tâm có Phật, con không sợ sương sa lớp lớp, con không sợ cát đá trùng trùng bởi vì con biết chư Phật và Bồ-tát luôn hiện hữu.

Tâm quang của Phật A Di Đà chỉ nhiếp thủ người niệm Phật

Làm sao để biết mình trì danh hiệu Phật có đúng chưa. Mình hãy xét lại cái tôi của bản thân được gọt nhỏ bao nhiêu, càng mất bản ngã càng tốt; thân tâm thanh tịnh bao nhiêu; ý niệm của mình để Phật vào lòng nhiều hơn là để các pháp thế gian vào, đến khi chỉ còn toàn tâm thì niệm Phật không cần nhiều sức mà vẫn niệm. Người tu pháp môn Trì danh niệm Phật mà không muốn vãng sanh Tịnh độ của đức Phật A di đà, thì xem như không tu đúng, tu sai pháp môn.

Pháp môn niệm danh hiệu Phật A di đà không chỉ hưng thịnh ở Việt Nam, mà còn hưng thịnh ở nhiều nước trên thế giới. Giáo lý của Tịnh độ rất nhiều cần phải tìm đọc, tìm hiểu cuộc đời và đạo nghiệp của quý thầy và chư Tổ Tịnh độ, để dễ giải đáp các thắc mắc trên bước đường tu. Con mong rằng chúng ta cùng nhau niệm Phật và cùng đạt được ước mơ của mình.

> Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm