Lễ bái, trì niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, chưa đầy 2 tháng bệnh hiểm nghèo bị đẩy lùi
Lúc mới bệnh uống thuốc vẫn không bớt, bây giờ bệnh nặng thế này làm sao bớt được? Trong lúc túng quẫn tôi nhất thời nghĩ hay là mình cầu nguyện chư Phật, Bồ-tát gia hộ. Ngay đó, vừa nghe lời bác sĩ mua thuốc về cho con uống, đồng thời sớm tối đều bảo con gái cầu Phật, Bồ-tát gia hộ.
Mấy năm trước con gái tôi bị bệnh thận, chạy chữa kiểu gì bệnh vẫn không thuyên giảm; kinh tế gia đình lại ngày một sa sút, nên đành phó thác cho số phận, không chạy chữa nữa.
Đến tháng 09 năm Dân Quốc thứ 67 (1978), thấy mặt cô con gái sưng, linh cảm báo cho biết có điềm gì đó không lành, tôi lại dẫn con đi khám. Khám xong, bác sĩ nói bệnh ngày càng nặng, chưa đến nỗi quá nghiêm trọng nhưng cũng không phải nhẹ...
Lòng tôi như thiêu như đốt, nếu theo lời bác sĩ ngày nào (hoặc hai ngày một lần) cũng phải đến khám lại một lần, nhất định kinh tế gia đình sẽ khủng hoảng. Tôi phải làm thế nào đây? Chỉ còn cách xin bác sĩ giúp đỡ. Cũng may, vị bác sĩ ấy rất thấu hiểu cảnh ngộ của tôi, liền giới thiệu một loại thuốc bảo mua về uống thử thời gian xem sao. Tôi nghĩ nếu uống thuốc mà không bớt nữa thì sao?
Khỏi bệnh thai trứng nhờ tụng kinh Địa Tạng, trì chú Đại Bi và niệm Phật

Trước kia lúc mới bệnh uống thuốc vẫn không bớt, bây giờ bệnh nặng thế này làm sao bớt được? Trong lúc túng quẫn tôi nhất thời nghĩ hay là mình cầu nguyện chư Phật, Bồ-tát gia hộ. Ngay đó, vừa nghe lời bác sĩ mua thuốc về cho con uống, đồng thời sớm tối đều bảo con gái cầu Phật, Bồ-tát gia hộ.
Thật không ngờ bệnh thận nhiều năm không khỏi đó, bây giờ chỉ cần uống thuốc và cầu nguyện chư Phật, Bồ- tát gia hộ, chỉ hơn 2 tháng đã bớt hẳn. Chuyện này nói ra quả thật không ai tin nổi, ngay cả bác sĩ khám lại cũng không biết lí do! Hơn ai hết tôi biết ngay đó là nhờ năng lượng gia hộ của chư Phật, Bồ-tát. Nếu không có sự gia hộ đó, e rằng bây giờ bệnh càng nghiêm trọng hơn rồi, cho nên tôi hết sức cảm tạ ân đức của Phật, Bồ-tát.
Có người hỏi, cô con gái bé bỏng thế kia làm sao biết cầu nguyện chư Phật, Bồ-tát gia hộ được? Tôi sợ trẻ con chưa có ý thức, không kiên nhẫn trong việc ngày nào cũng lễ lạy, trì niệm thánh hiệu, cho nên lúc đầu tôi nói cho con biết năng lực gia hộ vô biên của chư Phật; muốn cứu được mạng sống chỉ còn cách chí thành cầu Phật, Bồ-tát mà thôi.
Một mặt khuyến khích, một mặt tôi dạy con cách thức hành trì đơn giản nhất. Buổi sáng sau khi thức dậy, súc miệng rửa mặt xong chí tâm vừa lạy vừa niệm:
“Nam mô A-Di-Đà Phật” (06 lạy).
Tiếp đó lễ niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát” (06 lạy)
Tổng cộng đảnh lễ 12 lạy.
Sau đó quỳ niệm 100 biến “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát”.
Buổi tối trước khi đi ngủ cũng lễ niệm “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát” (03 lạy).
Sau đó quì niệm “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát” (100 biến).
Cứ như vậy, ngày nào cũng lạy, trì niệm, cầu nguyện, chỉ mới trong vòng chưa đầy 02 tháng, căn bệnh hiểm nghèo đã bớt hẳn, quả thật hi hữu không thể nghĩ bàn!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chia sẻ với một doanh nhân, Thượng tọa Trí Chơn nói về “ngọc quý trong tâm”
Phật pháp và cuộc sống
Từ ngày 14 – 16/3, nhận lời thỉnh từ Ban Lãnh đạo Tập đoàn Long Beach, chư Tăng, Phật tử tu viện Khánh An (TP.HCM) đã đến Phú Quốc (Kiên Giang) tổ chức lễ cúng khai trương Long Beach Mart và pháp thoại từ thầy Viện chủ.

Tâm tĩnh, đạo liền sáng
Phật pháp và cuộc sống
Đạo chẳng bao giờ khuất xa, chỉ có tâm người vì vọng động mà không nhận ra. Một nụ cười đủ trong trẻo giữa đời đầy bụi bặm, một trái tim đủ rộng để ôm lấy cả những điều không hoàn hảo, đó chính là đạo chân thật, hiển bày ngay trong mọi điều ta đang đối diện.

Ngẫm thương người già
Phật pháp và cuộc sống
Người già hay lẫn. Họ quên chìa khóa để đâu, quên ăn cơm, quên cả mình vừa kể chuyện này rồi.

Chết chỉ là một phần của sự sống
Phật pháp và cuộc sống
Chúng ta thường nhìn nhận cái chết với sự lo âu, sợ hãi và bi lụy. Cái chết dường như là một dấu chấm hết, một điều gì đáng buồn, đáng tránh. Tuy nhiên, nếu ta thực sự quán chiếu về sự sống và cái chết, ta sẽ nhận ra rằng chết chỉ là một phần tự nhiên của vòng tuần hoàn sinh diệt.
Xem thêm