Cây ở chùa luôn tốt tươi
Bên cạnh mục đích chính yếu khi hành hương, trải nghiệm tâm linh, tăng trưởng giác ngộ, thấm nhập Phật pháp, thưởng lãm quán sát cây cối hoa cảnh ở nhà chùa cũng đem đến trải nghiệm thú vị.
Môi trường xanh ở Thiền viện Thường Chiếu
Cây ở chùa tốt tươi quanh năm
Viếng chùa, bạn có nhận ra: bên cạnh chọn thế đất tốt, môi trường thông thoáng; các ngôi chùa còn luôn luôn tạo điều kiện trồng cây cho dù ở thế đất hẹp đô thị hay vùng đất cằn cỗi nhất, và cây cối ở chùa luôn tốt tươi?
Nhờ thế, hàng vạn ngôi chùa đóng góp không ít cho môi trường xanh của cộng đồng. Thiền viện Quảng Đức ở số 294 đường Nam kỳ khởi nghĩa – quận 3 TP. HCM, ở trung tâm đô thị lớn tấc đất đúng nghĩa tấc vàng. Toàn bộ không gian thiền viện sử dụng hết cho nhu cầu một tổ hợp văn phòng làm việc của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bên cạnh các công trình phục vụ tâm linh vốn có của một thiền viện, như chính điện. Lầu cao, tầng hầm, bê tông hết. Cây ở đâu? Các chậu cây cảnh hình dáng đẹp công phu khoe mình trên ban công các dãy phòng, trên nền thiền viện, mợi nơi có thể, nhờ vậy cảnh thiền bớt nhiều sức ì nặng của khối bê tông cốt thép và tiếng vọng từ mặt đường nhộn nhịp, có một thảm xanh đẹp mắt ghi dấu ấn cho quý chư tăng ni cả nước có dịp vân tập về dự các sự kiện Phật sự hay học tập.
Tổ đình Giác Lâm cũng ở TP. HCM ở một điều kiện khác, vốn có một thảm cây lâu năm từ ngày cũ, ngay ngắn xanh tốt cao vút nhìn thấy từ xa, vẫn được giữ gìn. Giác Lâm cổ tự gắn với cây xanh…

Trong khuôn viên chùa Giác Lâm có nhiều cây cối tươi tốt.
Trên Núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc có chùa Hang (hay còn gọi là chùa Phước Điền) ẩn mình trong núi, trên rẻo cao triền dốc. Đá là đá oàn tập, đất khó, nước cũng khó vì không có suối tự nhiên, vậy mà ở thất tịnh tu của Thượng tọa Thiện Tài - trụ trì chùa trồng được một loại khóm, trái to đẹp như khóm tuyển ở rẫy vậy.
Chùa Giác Hoa ở Cái Dày - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu bốn bề kênh rạch vây bọc, nhưng cũng toàn xi măng của công trình và sân, không còn đất trống. Và Sư cô Nghiêm Thành đã đầu tư đáng kể dể có cơ man chậu cây cảnh đủ chủng loại, có loại quý hiếm hình thành một vườn cây cảnh khá lớn.
Sứ ở chùa Quán Sứ Hà Nội số nhiều, lâu năm tốt. Ai có cơ hội viếng chùa đều để lại trong lòng hình ảnh các cội sứ tỏa hương thơm ngát trầm mặc trong khói hương trên phông tường vàng nhà thiền… Tất cả cây cối đều tốt tươi khác thường.
Nhờ lao tác của Tăng Ni, Phật tử
Bên cạnh các thời khóa tu học nghiêm mật, trì chú tụng kinh rồi thuyết pháp trước đạo tràng, đại chúng, nhà chùa duy trì lao tác rất quy củ để dưỡng sinh, rèn luyện tâm lực, tịnh lòng quán tưởng suy nghiệm nhìn lại bên cạnh lao động theo góc nhìn bình thường. Chư Tăng Ni cùng Phật tử chăm sóc cây bằng một kỷ luật lao động cao, rất hiệu quả và nhờ thế thảm thực vật ở chùa dù ít hay nhiều, loại gì, cũng tốt tươi quanh năm.
Thưởng lãm cây ở chùa:
Chùa Pôthi Somrôn ở Ô Môn Cần Thơ thuộc hệ phái Nam tông Khmer có một cội thị độc đáo về tuổi (300 năm), về dáng, ngự ngay trước chính điện. Cũng thuộc hệ phái Nam Tông Khmer, Chùa Âng ở Trà Vinh cạnh Ao Bà Om “chia sẻ” không gian những gốc sao choáng ngợp vì độ lớn chiều cao, hình thù đã nhìn ngắm khó quên. Khu vực chìm trong rừng sao cổ thụ…
Chùa Phước Bửu cạnh chân Tháp cổ vĩnh Hưng ở Vĩnh Lợi - Bạc Liêu không có cây chi lạ, hiếm. Nhưng, trước chính điện đơn sơ có một hàng cây và quý ni cùng Phật tử đã nghĩ ra chuyện thả thanh lòng sống trên ấy. Lâu năm, thanh long dệt thành mãng xanh uốn lượn trên cao, ăn sâu vết vào thân cây, trông lạ…
Chùa Hổ Phù ở Phong Thạnh A - thị xã Giá Rai - Bạc Liêu, quý ni trụ trì lại trồng phong lan thành vườn nhỏ, bao nhiêu là lan khoe sắc trong một vùng nước mặn hiếm hoa.

Chùa Pôthi Somrôn ở Ô Môn Cần Thơ
'Sống xanh không khó' - bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất
Ra Bắc, có dịp lên Ngọa Vân Am, không kể những gốc thông già của một giống thông cổ, cây thuốc, rau vườn rau rừng quanh am xanh tốt lạ thường…
Thiền viện Thường Chiếu, Đại Tòng Lâm mênh mông cây, thành vườn thành rừng nhỏ…
Ý nghĩa cây trồng ở chùa:
Như vậy, bên cạnh mục đích chính yếu khi hành hương, trải nghiệm tâm linh, tăng trưởng giác ngộ, thấm nhập Phật pháp, thưởng lãm quán sát cây cối hoa cảnh ở nhà chùa cũng đem đến trải nghiệm thú vị, cây trái hoa cảnh rốt cuộc cũng thuộc về phương tiện cho cả người lao tác chăm sóc và khách quan, đều mang ý nghĩ riêng về pháp, biểu dương công phu, kham nhẫn…
Riêng các vườn cây lớn nhỏ ở nhà chùa cũng đã đóng góp không ít cho môi trường sống cộng đồng, bạn có đồng ý không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hai triệu cây xanh và hành trình "tái sinh, chuyển kiếp"
Môi trường
Hành trình 20 năm của Salgado và Lélia là một bài học quý giá. Không cần những bước đi lớn lao, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như trồng một cây xanh, giảm tiêu dùng không cần thiết, hay nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.

Miền Bắc lại rét đậm, rét hại
Môi trường
Bắt đầu tràn xuống từ đêm nay, không khí lạnh sau đó tăng cường khiến miền Bắc rét đậm, rét hại trong các ngày 6-8/3, miền núi có thể dưới 8 độ C.

Ăn chay: Giải pháp xanh cho hành tinh
Môi trường
Bên cạnh tái chế, giảm thiểu rác thải và cắt giảm đồ nhựa, chế độ ăn từ thực vật hay ăn chay là con đường gần nhất đi đến sự giảm thiểu hủy hoại môi trường và chống lại biến đổi khí hậu.

Những "chiến binh" bảo vệ rùa biển
Môi trường
Sau khi làm tình nguyện viên bảo tồn rùa biển, Hồ Hữu Toàn (30 tuổi, ngụ TP HCM) cảm thấy "giàu có hơn gấp ngàn lần" nhờ những trải nghiệm vô giá...
Xem thêm