Lan Đuốc nơi Thiền viện Thường Chiếu
Đến Thiền viện Thường Chiếu, tôi được thưởng lãm trà Bắc, tham cầu Phật pháp, và nghe Thầy Thích Đạt Ma Minh Tấn nói về cây cảnh. Trong ánh sương khuya, trước hiên cốc vắng ở góc phải thiền viện, có một hàng hoa lạ có một hàng hoa lạ: hoa vươn cao, đo đỏ như những ngọn đuốc...mang tên “Lan Đuốc”.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Dân chơi hoa, gu chuộng phong lan dễ thấy sự mỏng manh cần nâng niu của từng cánh lan, hoa quý tộc. Phong lan cần môi trường tốt, nhiệt độ – ánh nắng, độ ẩm...phù hợp để sinh trưởng và cho hoa đẹp. Ví von lan như gái nhà giàu ít khiên cưỡng, thực vậy. Bao nhiêu sắc độ cái đẹp có bấy nhiêu gam màu và phong cách dáng phong lan...
Không dám cho rằng biết nhiều về lan, nhưng liệt kê loài phong lan từng có, chăm tưới và ngắm, cũng khá khá dài... Song có loài mang tên “lan” bất ngờ, mới thấy, ở chốn thiền...
Thầy Thích Đạt Ma Minh Tấn quản lý một liêu cốc ở Thiền viện Thường Chiếu, “Dưỡng Chân Đường”. Hai lần được viếng Thường Chiếu để lạy Phật và viết tin, đúng hai lần thăm Thầy Minh Tấn và ngắm sưu tập cây cảnh công phu tạo bởi người vốn là nghệ nhân chơi cây cảnh đất Bình Dương từng được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guinness Việt Nam: “Người sở hữu nhiều giải thưởng sinh vật cảnh nhất” với con số hơn hai trăm bằng khen huy chương cho các sinh vật cảnh.
Thưởng lãm trà Bắc, tham cầu Phật pháp, và nghe Thầy nói về cây cảnh. Trong ánh sương khuya, trước hiên cốc vắng ở góc phải thiền viện, có một hàng hoa lạ: hoa vươn cao, không đủ ánh sáng vẫn thấy đo đỏ như những ngọn đuốc, cứng cáp không phải cánh hoa mềm... Lần đầu thấy hoa này, “Lan đuốc”- Thầy nói: nếu hoa nở không đồng thời, xen nhau về thời gian, với một hàng lan, sẽ luân phiên có hoa suốt năm tháng cứ như ngọn đuốc không bao giờ tắt! Và tôi đã ngắm kỹ loài lan này khi sáng hẳn, nhiều lần, thấy nét lạ...
Về xứ nhà, cách Thường Chiếu trên Đồng Nai hơn ba trăm cây số, mới vỡ ra Lan đuốc lên ngôi, bà con trưng từng chậu làm cảnh ở chỗ làm việc hay phòng khách. Ủy ban phường có hẳn mấy chậu to, nhưng ấn tượng nhất chính ở chậu lan đuốc tuyệt đẹp...bằng nhựa ngự đàng hoàng một góc cao trên lầu tòa nhà bảo hiểm xã hội thị xã, đó chói, lung linh sờ mó mới biết ...không phải hoa thật! Người ta đã sản xuất lan nhựa rõ ràng chơi lan đuốc đã thành trào lưu mới, và sự có mặt “hắn” ở tòa nhà hoành tráng mới khánh thành không ngẫu nhiên.
Ý nghĩa thay nhau “cháy” mãi chỉ tính bền của hoa lan đuốc gần gũi với tính chất ngành bảo hiểm, lựa chọn hoa này ở chốn ấy không phải hàm ẩn khó giải mã.
Thú chơi hoa phong phú, như mọi sự chơi, nghệ thuật không nghèo nàn. Những cánh lan mỏng mảnh, phiêu linh, lóng lánh khác với lan đuốc- người anh em mang tên lan- cứng cáp, bền bỉ, mạnh mẽ... Về phân loại học thực vật, nếu xác tín lan đuốc đích thị con nhà phong lan sẽ là sự bổ sung thú vị.
Mọi sự ra đời, xuất hiện, mở đầu đều dung chứa thông điệp gì đấy. Trào lưu chơi lan đuốc nói cái gì, lúc này?
Thay nhau cháy mãi không ngừng.
Một màu đỏ chói, vươn cao ngạo nghễ làm sao!
Lan đuốc lên ngôi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm