"Cây ôm Phật" nghìn năm tuổi kỳ bí ở Trung Quốc
Trung Quốc có một cây long não cổ thụ vô cùng kỳ bí ở Phúc Kiến. Một vị Phật ẩn mình trong hốc cây nghìn năm tuổi to bằng lòng bàn tay. Đến nay, chân tướng của "cây ôm Phật" này vẫn còn là một bí ẩn.
"Cây ôm Phật" nghìn năm tuổi
Cây long não ôm tượng Phật ở thôn Khảo Đình, thành phố Kiến Dương (Phúc Kiến, Trung Quốc). Nơi đây có rất nhiều cây long não cổ thụ. Ngay cả giữa mùa hè, bạn cũng không thể cảm nhận được sự oi bức gay gắt vì đã có những tán cây rộng lớn tỏa bóng mát rượi.
Ngay lối vào thôn Khảo Đình có một cây long não vô cùng hùng vĩ, cành lá vươn rộng tỏa bóng mát xanh mướt. Được biết, cây long não cổ thụ này cao 36 mét, đường kính thân 10,5 mét, tán rộng 900 mét vuông, có tuổi đời hơn 1.000 năm.
Điều đặc biệt và bí ẩn nhất về cây long não cổ thụ này chính là trên thân có một cái hốc, bên trong có tượng Phật cao 60cm.
Tượng Phật hồi sinh sau 700 năm biến mất
Tuy nhiên, hiện tượng cây long não ôm tượng Phật đã thu hút rất nhiều Phật tử khắp mọi miền Trung Quốc đến bái lễ.
"Cây ôm Phật" ở Phúc Kiến là cảnh quan độc nhất vô nhị của Trung Quốc. So với đầu tượng Phật ẩn mình trong rễ cây cổ thụ ở Thái Lan thì cây long não nghìn năm đã ôm trọn tượng Phật trong thân to lớn.
Cảnh tượng kỳ bí này chắc chắn tạo ra rất nhiều nghi hoặc. Làm thế nào mà bức tượng Phật có thể nằm bên trong thân cây như vậy?
Câu chuyện phía sau về "cây ôm Phật"
Theo lời kể của người dân địa phương, có một câu chuyện bí ẩn không kém đằng sau cây long não cổ thụ này.
Bức tượng Phật được tạo hình ngay trong vết nứt trên thân cây long não bởi các đệ tử của Chu Hi (một nhà thư pháp, nhà sử học, nhà triết học, nhà chính trị và nhà văn Trung Quốc thời nhà Tống) để tưởng nhớ ông. Khi cây long não càng lớn, vết nứt trên thân càng bị thu hẹp và cuối cùng đã ôm trọn tượng Phật vào trong.
Tượng Phật khổng lồ được khắc bằng vàng trên núi ở Thái Lan
Tuy nhiên, một số người lại có quan điểm khác. Theo đó, họ cho rằng cây cổ thụ ôm tượng Phật chỉ là một sự sắp đặt nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Sau đó, họ đã thêu dệt lên câu chuyện về Chu Hi để thêm phần kỳ bí và trang nghiêm vì dù gì vùng đất này cũng có liên quan đến vị thánh nhân thời nhà Tống này.
Do đó, cây cổ thụ nghìn năm ôm tượng Phật ở Phúc Kiến đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Ngoài ra, bên cạnh cây long não cổ thụ còn mọc thêm một cây long não nhỏ 300 tuổi. Vì vậy, người dân địa phương gọi hai cây long não này là "cây Mẫu Tử", đồng thời được xếp vào danh sách 46 cổ thụ lâu năm nhất Trung Quốc.
Cây cổ thụ kỳ bí đã thúc đẩy du lịch của cả thôn, và nhiều người đến đây chỉ để ngắm cây long não nghìn năm tuổi này.
(Nguồn: Sohu)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm