Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2019, 17:51 PM

Chân lý sâu sắc của diễn viên đóng vai Trư Bát Giới ngộ ra sau khi đóng phim

Sau 32 năm đóng "Trư Bát Giới", diễn viên Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông cảm ngộ ra được sau quá trình thủ vai đó là chân lý phải biết kìm chế dục vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

>>Tây Du Ký 

Mã Đức Hoa sinh năm 1945 tại Sơn Đông, Trung Quốc. Sau khi nổi tiếng nhờ vai diễn Trư Bát Giới trong bộ phim Tây du ký (1986), năm 2007, ông tiếp tục đảm nhận nhân vật này trong Ngô Thừa Ân và Tây du ký.

Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký. Ảnh: Internet

Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký. Ảnh: Internet

Mã Đức Hoa là diễn viên được chọn vào vai Trư Bát Giới trong Tây Du Ký. Nhân vật Trư Bát Giới ham ăn, lười biếng, háo sắc, nhát gan nhưng cũng rất hài hước, đáng yêu của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, và trở thành một tượng đài mà các thế hệ diễn viên sau này khó có thể vượt qua. Trư Bát Giới với cá tính độc đáo, thú vị cũng chính là một điểm nhấn sinh động của bộ phim.

Bài liên quan

Trong một chương trình truyền hình, Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Ông chia sẻ: "Trong bốn thầy trò, tôi đóng Trư Bát Giới. Sau khi trải qua 81 kiếp nạn và lấy được chân kinh, sư phụ tôi thành Phật, Hầu ca thành Phật, Sa sư đệ mặc dù không thành Phật, nhưng cũng thành La Hán, vậy tại sao chỉ có Lão Trư tôi vẫn là hành giả.

Từ điều này tôi ngộ ra rằng Đường Tăng đại diện cho tinh thần, Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, Sa Tăng đại diện cho sự cần mẫn, nhẫn nại, chỉ có Trư Bát Giới là đại diện cho dục vọng. Tức là con người không bao giờ có thể loại bỏ được dục vọng của mình.

Vậy nên sau khi đóng Trư Bát Giới, tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng bất kể trong công việc hay trong cuộc sống đều nhất định phải kìm xuống dục vọng của mình, như vậy cuộc sống mới tốt đẹp được".

Mã Đức Hoa chia sẻ về triết lý mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Mã Đức Hoa chia sẻ về triết lý mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Triết lý sâu sắc mà Mã Đức Hoa chia sẻ đã nhận được sự đồng tình của các khán giả có mặt tại trường quay. Đồng thời triết lý này là một trong những triết lý được nhắc nhiều trong đạo Phật.

Bài liên quan

Phật học nói đến “diệt dục” như thế nào? Có câu dành cho người tu khá hay, cô đọng “trường chay - diệt dục - niệm câu Di Đà”, trong đó “diệt dục” đứng đầu tiên. Đấy là sự tu học quán tưởng rốt ráo để thấy chân tướng vô thường bất tịnh của vạn vật, thấy một cách có biện chứng khoa học chứ không áp đặt, quán thân bất tịnh quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường…. Con người mang sự vận động ngay trong từng tế bào cơ thể mình, sinh tồn trong một thế giới vận động không ngừng nghỉ, có gì mà ham muốn? Có gì mà tồn tại? Có gì mà si mê?

Đứng đầu chữ dục ở con người, chính là dục vọng giới – tình dục. Sự ham muốn, thôi thúc mang tính bản năng về giới là có thể và dễ hiểu, nhưng nhà Phật chế ngự kiểm soát năng lượng ham  muốn ấy thông qua giáo dục về sự bất tịnh, vô thường để hóa giải tâm lý si mê: khi anh (chị) thấy đúng sự thực về đối tượng ham muốn, sự ham muốn giảm (hay) mất đi. Đức Phật nói đến sự bẩn của cơ thể, bẩn của cửu khiếu, hết thảy bất tịnh.  

Sau 32 năm đóng

Sau 32 năm đóng "Trư Bát Giới", diễn viên Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông cảm ngộ ra được sau quá trình thủ vai đó là chân lý “phải biết kìm chế dục vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Ảnh: Internet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm