Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/01/2019, 10:24 AM

Giải mã trọng lượng cây gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không, sức nặng binh khí của Trư Bát Giới và Sa Tăng

Trong Tây Du Ký, cây gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không nặng 13500 cân còn binh khí của Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đều nặng 5048 cân. 3 binh khí này đều có công lực mạnh mẽ, chạm vào ai thì người đó chết, hơn nữa người xưa còn đặt ẩn ý vào trọng lượng những binh khí này.

1. Gậy Như Ý có sức nặng bằng số lần hít thở của một người trong một ngày

Bài liên quan

Ngô Thừa Ân dường như có sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với đạo sĩ Trương Bá Thụy, trong tác phẩm đã nhiều lần liệt kê lại thi từ của ông ấy.

Trương Bá Thụy có viết một quyển sách mang tên Kim đan 400 chữ, trong đó có câu “Đại tắc nhất nhật kết nhất vạn tam thiên ngũ bách tức chi thai, tiểu tắc thập nhị thì hành bát vạn tứ thiên lý chi khí” – ý là một người một ngày hít thở dài là 13.500 lần, thở ngắn thì là 84.000 lần.

Tôn Ngộ Không luôn mang gậy Như Ý trên vành tai và bên mình.

Tôn Ngộ Không luôn mang gậy Như Ý trên vành tai và bên mình.

 

 

Bài liên quan

Và trong Tây Du Ký, tác giả đã chọn con số này làm sức nặng của Kim Cô Bổng, với ngụ ý Tôn Ngộ Không là “Tâm vượn”, nên cần không ngừng tôi luyện.

Kim cô bổng có tên đầy đủ là “Như Ý Kim Cô Bổng”, nhũ danh là “Linh dương bổng”, biệt danh là “Định hải thần trân thiết”. Gọi là gậy Như Ý, chính là tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người. Gọi là “Định hải thần trân thiết”, ý là tâm người định thì biển lặng trời yên; tâm bất định, ắt sẽ là cuồng phong bão tố.

2. Sức nặng binh khí của Trư Bát Giới, Sa Tăng đúng bằng số cuốn kinh thư thỉnh được và số ngày đi lấy kinh

Đinh ba chín răng cùng chiếc bụng bự của Trư Bát Giới.

Đinh ba chín răng cùng chiếc bụng bự của Trư Bát Giới.

Bảo trượng hàng yêu gắn liền với Sa Tăng.

Bảo trượng hàng yêu gắn liền với Sa Tăng.

Binh khí của Trư Bát Giới và Sa Tăng cùng trọng lượng là 5048 cân. Số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng là 5048 cuốn. Số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày phải gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5048 ngày.

Đây chắc chắn không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà chính là ngụ ý rằng Trư Bát Giới và Sa Tăng đã nhờ vào sự cần cù miệt mài của mình mà đạt được thành quả.

Bài liên quan

3. Vận tốc di chuyển của Cân Đẩu Vân bằng khoảng cách giữa Linh Sơn và Đông Thổ

Tôn Ngộ Không chỉ cần nhảy lên Cân Đẩu Vân là có thể đi xa mười vạn tám nghìn dặm, đây chính là khoảng cách từ Đông Thổ đến Linh Sơn, và cũng chính là vận tốc chuyển suy nghĩ của con người.

Phép Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không.

Phép Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không.

Ngụ ý của tác giả chính là, chỉ cần chuyển một niệm thì khác biệt đã là quá lớn, một niệm là đã đủ để đưa con người ta đi xa vạn dặm, nhất niệm thành yêu, nhất niệm thành Phật. Thiện hay ác, thành hay bại, tất cả đều là trong một ý niệm. 

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tu có phải để cầu an nhàn không?

Kiến thức 17:00 21/04/2024

Có thể nói không quá rằng: An nhàn khỏe thân là một cái bẫy lớn mà không ít người xuất gia tu hành bị sập tự nhiên. Vì hiểu nhầm làm như vậy là đúng với tinh thần của đức Phật dạy.

Mật mã của sinh mệnh

Kiến thức 11:24 21/04/2024

Mật mã của sinh mệnh, dựa vào công bố của các nhà khoa học ngày nay, đã được nghiên cứu đó chính là Gen.

Bệnh tự mãn dừng bước giữa đường

Kiến thức 10:25 21/04/2024

Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng không cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm.

“Thiện, ác” có cố định được không?

Kiến thức 09:00 21/04/2024

Buổi chiều ngồi trên Thiền thất, tôi thấy một con kỳ nhông đang bò trên thân cây tràm. Bỗng từ xa bay nhanh lại một con chim bìm bịp chực chụp mổ kỳ nhông, chú kỳ nhông hoảng sợ chạy loanh quanh thân cây, bìm bịp cũng bay loanh quanh đuổi theo. Đứng trước cảnh đó, tôi phải làm sao?

Xem thêm