Chủ nhật, 20/01/2019, 08:00 AM

Ai tạo ra gậy Như Ý Tôn Ngộ Không, đinh ba Trư Bát Giới?

Trong Tây Du Ký, có những bảo vật mà nếu thiếu chúng, thì những yêu ma quỷ quái cũng không thể thiên biến vạn hóa đến như vậy. Thế nhưng, ít ai biết rằng đa số pháp khí ấy, bao gồm cả gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không, đều bắt nguồn từ một nhân vật vốn rất ít khi thể hiện mình.

Bài liên quan

Nếu không kể đến bảo vật của Thần Phật hay Bồ Tát, ví dụ như chén Lưu Ly của Như Lai, chiếc khánh vàng và túi nhân chủng của Đức Di Lặc, bát vàng Đại Thiên Am của Phật Thích Ca, hay cây Tích Trượng Cửu Hoàn mà Phật Tổ ban cho Đường Tăng… thì những thứ còn lại, đa phần đều bắt nguồn từ một nhân vật khá thầm lặng trong truyện.

Mặc dù không mấy khi thể hiện tài năng, nhưng những bảo vật được ông luyện thành lại là thứ pháp khí uy lực và mạnh mẽ nhất, khiến quỷ khóc thần sầu, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng phải nhiều phen lao đao chống đỡ. Nhân vật đặc biệt này, không ai khác, chính là Thái Thượng Lão Quân, nhà sản xuất vũ khí trong Tây Du Ký.

Từ những pháp khí của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới

Tất cả chúng ta đều biết đến sức mạnh vô song từ hai pháp khí của Ngộ Không và Bát Giới. Ngộ Không có thể chọc trời khuấy nước, làm nên những chuyện kinh thiên động địa, đều là nhờ cây gậy Như Ý. Bát Giới làm Thiên Bồng Nguyên soái thống lĩnh 8 vạn thủy binh ở Thiên Hà, cũng là nhờ có cây đinh ba bên mình. Đặc biệt hơn, hai thần khí ấy đều là do Lão Quân luyện thành.

Nói về gậy Như Ý, trong truyện viết rằng Như Ý Kim Cô Bổng vốn là khối thần thiết được Lão Quân chín lần nấu luyện. Tôn Ngộ Không cũng từng khoe rằng: “Gậy sắt là thép tinh luyện qua chín lần. Đích thân Lão Quân luyện trong lò”.

Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.

Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.

Bài liên quan

Gậy Như Ý ấy, hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ “Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân”; có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.

Bởi vậy, lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Kim Cô Bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông Hải, lấy ý Hải Hà vĩnh viễn cố, từ đó có tên gọi là Định Hải thần châm thiết.

Như Ý Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không vốn là khối thần thiết được Lão Quân chín lần nấu luyện.

Như Ý Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không vốn là khối thần thiết được Lão Quân chín lần nấu luyện.

Cây đinh ba của Bát Giới, cửu xỉ đinh ba cũng có lai lịch phi thường, bởi đây là thứ binh khí do chính tay Thái Thượng Lão Quân dùng thần băng thiết rèn nên, sau lại được Yết Đế năm phương gia trì.

Cây đinh ba của Bát Giới cũng có lai lịch phi thường, bởi đây là thứ binh khí do chính tay Thái Thượng Lão Quân dùng thần băng thiết rèn nên, sau lại được Yết Đế năm phương gia trì.

Cây đinh ba của Bát Giới cũng có lai lịch phi thường, bởi đây là thứ binh khí do chính tay Thái Thượng Lão Quân dùng thần băng thiết rèn nên, sau lại được Yết Đế năm phương gia trì.

Đến những bảo bối trong tay yêu quái

Những bảo vật của Thái Thượng Lão Quân luyện thành lại là thứ pháp khí uy lực và mạnh mẽ. Một trong những bảo bối lợi hại nhất do Lão Quân luyện thành là Kim cương trác, vậy nên nó mới có đầy đủ linh khí, biến hóa khôn lường, thủy hỏa bất xâm, ngũ hành bất hoại. Khi Ngộ Không đại náo thiên cung, khắp 10 vạn thiên binh cùng với Tứ đại thiên vương cũng không thể bắt được. Đến khi Nhị Lang thần phải đích thân ra tay, cũng bất phân thắng bại. May nhờ có Lão Quân ném chiếc vòng kim cương xuống mới có thể giúp Nhị Lang trói bắt Ngộ Không.

Chiếc Kim cương trác Thái Thượng lão quân thiết kế có thể trói bắt Tôn Ngộ Không.

Chiếc Kim cương trác Thái Thượng lão quân thiết kế có thể trói bắt Tôn Ngộ Không.

Về sau, khi thầy trò Đường Tam Tạng đến núi Kim Đâu, yêu quái Thanh Ngưu cũng dùng chính chiếc vòng này để bắt mất Đường Tăng, cướp gậy Như Ý. Ngộ Không mời thiên binh đến giúp sức, chiếc vòng lại hút binh khí của Na Tra thái tử; mời Hỏa Đức tinh quân, nó cũng cuốn đi cả hỏa cụ; sau đó Như Lai phái 18 vị La Hán tới hỗ trợ, chiếc vòng cũng thu luôn cả Kim Đơn Sa của các vị La Hán.

Một bảo bối khác cũng không kém phần uy lực là chuông Tử Kim. Khi thầy trò Đường Tam Tạng tới Chu Tử quốc, biết chuyện hoàng hậu bị bắt cóc, Tôn Ngộ Không đã tới núi Kỳ Lân tìm yêu quái. Yêu quái nước này tên là Trại Thái Tuế, mặc dù không phải tài phép cao cường, nhưng lại có trong tay chiếc chuông Tử Kim: Hễ lắc cái thứ nhất, lửa sáng đốt người bốc cao ba trăm trượng; Hễ lắc cái thứ hai, khói đen hun người bốc cao ba trăm trượng; Hễ lắc cái thứ ba, cát vàng mê người cuốn cao ba trăm trượng.

Còn nếu rung chuông liền ba cái, thì trong giây lát, lửa đỏ, khói đen, cát vàng cuồn cuộn tuôn ra, khói lửa bừng bừng, bốc cao ngùn ngụt, khiến bất cứ ai cũng phải hồn bay phách lạc. Vậy mà khói lửa ấy vẫn còn chưa ghê gớm, chỉ có cát vàng mới thực là rất độc, lọt vào mũi ai, là người đó vong mạng. Chiếc chuông Tử Kim này vốn là vòng nhạc đeo ở cổ con sấu lông vàng của Quan Âm Bồ Tát, nhưng cũng lại là một cực phẩm của Thái Thượng Lão Quân.

Bài liên quan

Không riêng những pháp bảo kể trên, mà bất kể vật dụng nào liên quan đến lò Bát Quái của Lão Quân cũng đều trở thành thần khí. Ví dụ như quốc vương nước Ô Kê bị yêu quái hại chết đã nhiều năm rồi, thân thể chôn vùi dưới giếng bát giác xây bằng ngọc lưu ly, thì chỉ duy nhất viên “Cửu chuyển hoàn hồn linh đơn” luyện từ lò Bát Quái mới cứu sống được. Lại nữa, chiếc hồ lô dùng để đựng linh đơn và bình ngọc đựng nước của Lão Quân, thậm chí chiếc quạt Ba Tiêu dùng để quạt lò, v.v. cũng trở thành pháp khí có uy lực không gì sánh được.

Quạt ba tiêu trong Tây Du Ký.

Quạt ba tiêu trong Tây Du Ký.

Lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân

Nếu nói rằng hầu hết những pháp bảo mạnh mẽ nhất đều do Lão Quân nấu luyện, thì vinh dự này đều nhường cả cho chiếc lò Bát Quái huyền thoại của ông. Năm xưa, cũng nhờ có lò Bát Quái ấy mà Tôn Ngộ Không mới luyện thành mắt lửa ngươi vàng, mình đồng da sắt.

Đây không chỉ là nơi chuyên luyện tiên đơn thánh thủy, giúp người trường sinh, mà bất kể thứ gì nấu luyện từ đó cũng đều trở thành pháp bảo.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm