Chân thật niệm Phật Cực Lạc hiện tiền
Đức Phật ra đời chỉ với mục đích là mở bày chân lý, giúp chúng sanh giác ngộ bản tâm thanh tịnh, thốt vòng luân hồi sanh tử. Tất cả pháp môn đức Phật đã dạy đều nhiệm mầu và thiết thực, đều tập trung vào mục đích thiêng liêng cao cả đó.
Thế nhưng, trong thời mạt pháp, để chọn cho mình một pháp môn tu an tồn hiệu quả, thiết nghĩ chỉ có pháp môn trì danh niệm Phật là bảo đảm yêu cầu này và đây cũng là pháp môn phù hợp với căn cơ của tất cả chúng ta.
Trì danh niệm Phật là pháp môn thù thắng vi diệu, may mắn thay cho chúng ta, đó lại là pháp môn đơn giản dễ thực hành, là lối tu thẳng tắt giúp chúng sanh thời mạt pháp kịp thời xa rời ác nghiệp, mau chóng tăng trưởng thiện căn. Nếu Tin sâu – Nguyện thiết – Hạnh chuyên mà trì danh niệm Phật thì chắc chắn mai hậu sẽ được vãng sanh Cực Lạc.
Đức Phật và pháp môn niệm Phật
Pháp môn trì danh niệm Phật có được diệu dụng vượt trội như vậy, chính là nhờ vào 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, mà trong mỗi bi nguyện lân mẫn đó, đức Từ Phụ đều hết lòng dang tay cứu độ, tiếp dẫn chúng sanh thời mạt pháp. Đây cũng là pháp môn mà chư Phật mười phương, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, cùng chư Đại Bồ Tát luôn tán dương hộ niệm, luôn khuyến khích mong mỏi người học Phật thời mạt pháp nên nương theo đó mà tu hành thì sẽ được lợi ích lớn.
Cách đây trên 2500 năm, dưới cái nhìn của Phật nhãn, suốt thông ba cõi, không giới hạn không gian thời gian, đức Phật Thích Ca đã tường tận tình cảnh chúng sanh thời mạt pháp, đó là nghiệp chướng sâu dày, niềm tin Tam Bảo rất hời hợt, phước đức trí tuệ thì mỏng manh kém cỏi. Đời sống thế gian phải thường xuyên gánh chịu thiên tai dịch bệnh bất ngờ mà con người không thể nào lường trước được. Trên đường đạo pháp, người chân thật tu hành hiếm khi gặp được minh sư nên rất dễ rơi vào dị đoan mê tín, đồng thời cũng dễ bị tà sư dẫn dắt khiến cho ngày càng xa con đường giải thốt giác ngộ. Mặt khác, con người sanh ra trong thời mạt pháp thân thể chất chứa muôn ngàn thứ bệnh, thậm chí có những bệnh nan y không thuốc chữa, thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, thức ăn thức uống đa phần kém chất lượng và độ an tồn. Đời sống con người, tâm tư dãy đầy âu lo phiền muộn, vất vả khổ đau nhiều hơn thảnh thơi vui sướng. Sức khỏe vốn không bằng người xưa, nay do những nguyên nhân khách quan và chủ quan này, thể lực của người thời nay càng thêm suy giảm… Với những chướng duyên, chướng nạn chất chồng như vậy, người thật sự muốn bước vào con đường tu tập, nếu không có niềm tin vững vàng sâu sắc, nếu không sáng suốt lý nhân quả, nếu không nắm chắc một pháp môn tu tập an tồn dễ tu và hiệu quả như pháp môn trì danh niệm Phật, thì rất dễ thối tâm và chán nản trên bước đường học Phật. Nhận biết điều này một cách chắc thật, nên trong kinh Đại Tập, đức Phật đã huyền ký: “Đời mạt pháp, ức ức người tu hành, song khó có người ngộ đạo, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà thốt khỏi luân hồi sanh tử”.
Nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích lớn lao của pháp môn niệm Phật, trước đây chúng tôi đã biên soạn tập sách “Nhất tâm niệm Phật – Quyết định vãng sanh” ngõ hầu trợ duyên cho hàng Phật tử sơ cơ tăng trưởng tín tâm, tinh tấn niệm Phật. Sau khi sách phát hành, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình cũng như nhiều ý kiến đóng góp của quý Phật tử. Thật là hạnh phúc cho chúng tôi, khi nhiều Phật tử ở xa đã không dấu cảm xúc vui mừng gọi điện đến chùa bày tỏ lòng tri ân, vì khi đọc được cuốn “Nhất tâm niệm Phật – Quyết định vãng sanh”, họ đã có thêm niềm tin vào pháp môn niệm Phật. Trong số đó, nhiều Phật tử đã đề nghị chúng tôi biên soạn thêm nội dung cảnh tĩnh vô thường để nhắc nhở hàng Phật tử sơ cơ và soạn thêm phương cách hành trì pháp môn trì danh niệm Phật một cách cụ thể hơn. Trước nhu cầu học Phật chánh đáng và nhất là niềm tin của quý Phật tử đã gởi gắm, chúng tôi xét thấy không thể không thực hiện, hơn nữa, tự nghĩ, là một ông Tăng, ngồi việc công phu tu tập thì còn một công việc vô cùng quan trọng nữa, đó là làm hết khả năng để giúp những người có duyên với mình tin sâu chánh pháp, chỉ cho họ một cách đi an tồn, đúng hướng, bảo đảm đến ngôi nhà giải thốt giác ngộ… Để tâm đến việc này và chúng tôi đã thực hiện, đó cũng chính là nhân duyên ra đời cuốn “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” này.
Trong cuốn “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền”, chúng tôi nhấn mạnh đến cái giá trị vô cùng lớn lao của tất cả chúng ta khi được làm người, cái may mắn không gì có thể sánh bằng khi gặp được Phật pháp và nhân duyên đại may mắn nữa là đã tin sâu Tam Bảo, đã phát tâm tu hành theo pháp môn trì danh niệm Phật. Đang có trong tay những may mắn tuyệt vời này, chúng tôi mong mỏi quý Phật tử thường xuyên xem xét lại bản thân, cùng bạn đồng tu sách tấn nhắc nhở nhau xa rời ngũ dục, buông xả lăng xăng vọng tưởng, tranh thủ cơ hội khi còn sức khỏe mà tinh tấn trì danh niệm Phật.
Tập sách nhỏ “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” được chia làm hai phần. Trong phần một, từ chương “Thân người khó được” đến chương “Tai hại của ngũ dục”, chúng tôi nhấn mạnh đến tinh thần cảnh sách. Phần hai, từ chương “Tịnh Độ pháp môn thù thắng” đến chương “Chân thật niệm Phật”, chúng tôi chú trọng đến chánh nhân niệm Phật (chân thật phát tâm giải thốt luân hồi sanh tử), kế đến là sự buông xả và chí thành cung kính niệm Phật, nhằm giúp cho quý Phật tử sơ cơ giữ gìn chánh niệm. Tóm lại, “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” hình thành không ngồi mục đích trợ duyên cho hàng Phật tử sơ cơ ngày càng tăng trưởng Tín – Hạnh – Nguyện.
Kệ niệm Phật do Hòa thượng Thích Trí Tịnh biên soạn
Trước đây, khi biên soạn xong cuốn “Nhứt tâm niệm Phật – Quyết định vãng sanh”, chúng tôi tự nghĩ, được góp một chút sức mọn vào ngôi nhà Tịnh Độ như vậy cũng mãn nguyện lắm rồi. Nào ngờ, nay lại cùng quý Phật tử, được góp thêm một viên gạch nhỏ nữa vào ngôi nhà Tịnh Độ, điều này quả là phước duyên Tịnh Độ rất lớn, rất đáng hoan hỷ cho tất cả chúng ta.
Chúng tôi luôn tự biết mình nghiệp chướng sâu dày, trí nông huệ cạn, vả lại việc biên soạn sách càng không phải sở trường, thêm vào đó là tuổi già sức yếu, lại vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh, tự nghĩ, nếu không có được sự mật thùy gia hộ của mười phương chư Phật, của đức Quán Thế Âm Bồ Tát thì e rằng đã không qua khỏi, cho nên sự có mặt của cuốn “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” này, cũng là biểu hiện của tấm lòng thành kính hướng về bốn ân ba cõi, đồng thời cũng là tấc lòng thành nhằm động viên Phật tử có duyên với chúng tôi vững bước tiến tu.
Thành tâm nguyện cầu oai thần Tam Bảo chứng minh gia hộ quý Phật tử xa gần khi đọc cuốn “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” này, đều nhất thời buông xả vọng tưởng tạp duyên, đều nhất tâm trì danh niệm Phật, đều đạt đến công phu chân thật niệm Phật, đều được thọ hưởng cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.
Nguyện hồi hướng công đức biên soạn, ấn tống tập sách “Chân thật niệm Phật – Cực Lạc hiện tiền” về pháp giới chúng sanh, nguyện cầu hết thảy đồng sanh Cực Lạc, đồng thành Phật đạo.Nam mô A Di Đà Phật
Chùa Niết Bàn, mùa an cư kiết hạ PL 2553
Sa môn Thích Thiện Phụng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm