Chánh niệm tỉnh giác, vô vi, vô ngã
Con đảnh lễ Thầy và chư Tăng, nếu điều khởi lên trong con là chánh Pháp con nguyện sẽ tiếp tục giác sát như thế này để chánh niệm thêm vững chắc, nếu có sai mong Thầy chỉ dẫn cho con.
Câu hỏi:
Con bạch Thầy, mong Thầy và chư Tăng luôn mạnh khỏe an yên.
Con có duyên nghe Pháp của Thầy, từ ngày hiểu biết về chánh niệm qua các bài giảng của Thầy, con tác ý đến hoạt động của bản thân mình. Có những khi con ăn, con ham và ăn món ngon, nhưng con không nhận ra ngay lúc đó, mà ăn xong con mới thấy là hồi nãy mình tham mình ăn nhiều, cũng có khi con dạy học cho con của con, lại nổi giận la rầy cháu, không nhận ra trong lúc đó mà phải mất một lúc sau mới thấy là khi đó mình sai, tâm mình lúc đó có sân... Cứ như vậy đó Thầy, con khởi lên suy nghĩ về chuyện này như câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, chánh niệm khởi lên như chú Rùa chậm chạp, còn cái tâm dễ duôi, dễ phóng dật dễ phát ra cái tham, cái sân, cái si thì như con Thỏ kia, nó nhanh lắm, nó chạy trước, chánh niệm Rùa chỉ kịp nhìn thấy cái bóng của Thỏ thôi… nhưng con tin rằng con sẽ tiếp tục pháp hành quán sát này, để đến lúc nào đó sự kiên trì này, nhẫn nại này sẽ làm cho chánh niệm ngang bằng với cái phóng dật kia, rồi sẽ có lúc chánh niệm đủ sức vượt qua để cản đầu sự phóng dật dễ duôi kia và bỏ xa nó như câu chuyện đức Phật tuy chỉ chậm rãi từng bước chân cũng bỏ xa tên cướp dù kẻ đó chạy theo cỡ nào; khi con Rùa chánh niệm được đủ đầy tinh tấn trong con thì con Thỏ dễ duôi phóng dật kia cũng không còn sức lực nào để theo kịp cả.
Trả lời:
Con ví rất đúng. Bởi khi chánh niệm tỉnh giác còn là tâm khởi lên để đuổi bắt tâm đã khởi lên trước, như sóng này đuổi theo sóng kia thì rất khó bắt kịp. Nhưng nếu tâm là nước, ý khởi lên là sóng thì dù sóng sinh diệt thế nào cũng không qua khỏi nước.
Ý khởi lên gọi là Tướng biết ví như Tôn Ngộ Không, biến hoá khó lường, nhưng không nhảy qua khỏi bàn tay Như Lai. Bàn tay Như Lai ví như Tánh biết. Tánh biết không cần đuổi theo tướng biết mà vẫn biết tất cả ý niệm sinh và diệt. Đây là chỗ uyên áo mà nhiều hành giả nếu không thấy thì sẽ hành thiền rất căng thẳng.
Con đừng làm rùa cố đuổi theo thỏ mà hãy để tâm như đất, dù thỏ chạy đi đâu, nhanh hay chậm, thì đất đều biết ngay mà không cần theo đuổi. Cũng vậy, con chỉ cần thư giãn buông xả để tâm rỗng lặng tự nhiên thì mọi động tịnh của thực tại thân thọ tâm pháp đang như thế nào cũng không thể qua mặt được tánh biết vốn luôn chói sáng trong con. Đó mới thật sự chánh niệm tỉnh giác, vô vi, vô ngã.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Tại sao có thể biết trước tương lai?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:27 31/10/2024Kính bạch Thầy, có những giấc mơ mà sau này lại xảy ra đúng y như vậy, tại sao lại có hiện tượng đó ạ?
Xem thêm