Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/04/2022, 18:39 PM

Chê lén

Có người càng đi chùa nhiều, càng học được đạo lý nhiều lại càng hay nói lời chê bai. Một thực tế chúng ta cần biết rằng: Nhân vô thập toàn, và không phải chùa nào cũng hoàn hảo cả.

Có người càng đi chùa nhiều, càng học được đạo lý nhiều lại càng hay nói lời chê bai.

Một thực tế chúng ta cần biết rằng: Nhân vô thập toàn, và không phải chùa nào cũng hoàn hảo cả.

Các sư các thầy cũng có thể sơ suất ít nhiều. Bởi lẽ, cách Phật đã xa, những cái điều tốt đẹp của như thời Đức Phật không còn bao nhiêu. Mình học Đạo lý thì cao siêu, nhưng khi nhìn thực tế trong đời sống, khi thấy những người chung quanh vẫn còn sơ xuất, thì mình cứ dựa vào cái lời Phật dạy mà mình chê bai, chỉ trích, trách móc. Điều này làm mình hết phước, không tu được, rồi những gì mình chê bai người khác dần dần sẽ đều trở thành bản tính của mình lúc nào không hay.

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Nhân quả khen chê

Chỉ khi nào mình thông cảm được điều đó, mình biết là: Chuẩn mực của Phật dạy là như vậy. Nhưng thời cách Phật đã xa, mọi người kém phước nên rất khó ai mà tu tập đạt được cái chuẩn mực như lời Phật dạy, mà người ta chỉ đạt được một phần nhỏ nào đó mà thôi.

Mình hiểu như vậy mình thông cảm, nên mình ráng tu, khuyến khích nhau cùng tu, từ từ tiến lên, để làm điểm sáng trong cái xã hội này. Nghĩ để thông cảm được như vậy thì sẽ không bị tổn phước.

Chứ còn mình gặp ai mình cũng chê: “Ồ! Cái người này còn tham, bà này ích kỷ, ông này kiêu mạn quá, anh này sao hình thức quá ! …” Cứ chê trong đầu như vậy thì không lâu sau phước sẽ mất sạch.

Mình tu tới ngày nào mà trong đầu mình hết chê lén người ta thì là một bước thành công rất là lớn!

Còn tất cả mọi đều bị cái tật là mới tu rồi mình hay khởi tâm chê lén người khác! Chê lén thôi đã vậy. Còn mở miệng ra mà chê thì còn mau hết phước hơn nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Xem thêm