Phương pháp viết thư
Quý vị đừng đợi đến khi có vấn đề mới viết thư. Ta có những niềm vui nào, những hạnh phúc nào, ta thấy người kia có những cái gì hay, cái gì đẹp, cái ân tình gì thì ta viết vào trong lá thư và gửi cho người ấy để người ấy được nuôi dưỡng.
Có một phương pháp rất mầu nhiệm gọi là phương pháp viết thư. Nhiều khi ta nói chưa được khéo nhưng ta có thể viết thư khéo léo hơn. Tại vì sau khi viết xong lá thư thì ta có cơ hội đọc lại. Nếu ta thấy lá thư còn có sự chua chát, buộc tội, cay đắng, trách móc thì ta biết rằng lá thư này chưa dùng được.
Ta sửa chữa hoặc viết lại lá thư khác. Khi đọc lại và thấy lá thư này lời lẽ đủ từ ái, ngọt ngào thì ta mới xếp thư lại, bỏ vào phong bì và trao cho người đó. Viết thư cũng là một hình thức nói nhưng lợi điểm ở chỗ lời lẽ trong thư thường được trình bày khéo léo, suôn sẻ và đầy đủ; còn người kia có cơ hội ngồi đọc lá thư một mình và chiêm nghiệm lá thư trọn vẹn hơn.
“Người thương ơi! Tôi đang giận. Tôi đang khổ”
Đôi khi ta ở chung trong một căn nhà nhưng ta cũng có thể viết thư cho nhau như thường. Và tôi xin đề nghị quý vị đừng đợi đến khi có vấn đề mới viết thư. Ta có những niềm vui nào, những hạnh phúc nào, ta thấy người kia có những cái gì hay, cái gì đẹp, cái ân tình gì thì ta viết vào trong lá thư và gửi cho người ấy để người ấy được nuôi dưỡng. Đó là cách tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc nơi người đó. Sáng hôm nay chồng mình nói được với con một câu rất dễ thương, ta ghi nhận lại những lời đó rồi tối về viết vào trong thư: "Sáng hôm nay anh nói với con một câu rất là dễ thương, em rất cảm phục anh." Đối với con cái cũng vậy.
Thưa quý vị, nếu ngày nào quý vị cũng nuôi dưỡng con cái của quý vị bằng những lời nói dễ thương như vậy thì sự truyền thông giữa quý vị và con cái sẽ rất tốt đẹp và các cháu sẽ không cảm thấy cô đơn để phải đi tìm niềm vui ở nơi khác. Đó là sự thực tập. Chứ không phải tới chùa lạy cho nhiều hay cúng cho thật nhiều chuối, nhiều xôi, thắp cho thật nhiều nhang mà gọi là tu.
Ta phải thực tập cho thật thông minh mới thành công và mới đem lại kết quả tốt. Điều tối kỵ là không nên để cho sự thực tập rơi vào cái bẫy của hình thức. Là cha, là mẹ, là vợ, là chồng, ta có bổn phận phải nói ra tất cả những gì ở trong lòng mình cho người mình thương rồi khi nói ta phải sử dụng lời nói dịu dàng, hòa ái. Và người ta thương có những đau khổ, những khó khăn, những ước vọng nào ta cũng phải làm sao để giúp người đó nói ra được. Người đó chưa nói ra được thì phận sự của ta chưa xong. Phải khuyến khích, nâng đỡ và khẩn cầu để người đó có thể nói ra cho ta nghe. Người đó sẽ nói nếu thấy ta có khả năng để nghe và có sự tha thiết muốn nghe. Nếu người đó thấy rằng ta chưa có khả năng nghe thì người đó sẽ không nói. Cho nên ta phải tu tập.
Ta không nên nói: "Anh đâu có chịu nói cho mình nghe." Điều đó ta không thể trách người kia được, vì ta chưa chứng tỏ được với người đó rằng ta có khả năng nghe nên người đó chưa nói mà thôi. Ta không nên trách móc người đó. Ta phải thực tập thêm để tạo được niềm tin nơi người đó. Và sự thực tập được thể hiện qua hành động và cử chỉ của ta. Không cần nói gì người kia cũng có thể cảm được và người kia phát khởi lòng tin nơi ta.
Thưa quý vị, thương được làm bằng chất liệu của hiểu. Nếu không hiểu thì ta không thể thương được. Hiểu và thương được thực tập trên căn bản ái ngữ và lắng nghe. Hai phép thực tập lắng nghe và ái ngữ thuộc về phạm vi của giới thứ tư trong Năm Giới mà người con Bụt cần phải học hỏi và thực tập cho thật sâu sắc trong đời sống hàng ngày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm