Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/12/2019, 11:55 AM

Chỉ số hạnh phúc kinh ngạc của nhà sư Phật giáo

Matthieu Ricard – một nhà nghiên cứu người Pháp đã từ bỏ cuộc sống hiện đại để trở thành nhà tu hành Phật giáo Tây Tạng – được cho là có chỉ số hạnh phúc lớn nhất thế giới.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chân dung từ bi 

Bài liên quan

Năm 2009, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đến từ ĐH Winconsin (Mỹ), đã “đội” cho Thiền sư người Pháp này chiếc mũ với với hệ thống dây phức tạp, bao gồm 256 cảm biến, cho phép tìm ra chỉ số hạnh phúc của con người.

Chiếc máy quét đã cho thấy khi thiền, não của ông Ricard tạo ra một loạt làn sóng gamma liên quan đến ý thức, sự tập trung, học hỏi và trí nhớ. Làn sóng gamma này mức độ hầu như chưa từng xuất hiện trước đó trong các thí nghiệm về thần kinh.

thien dinh

Đồng thời, kết quả quét cũng khẳng định ở phần não bên trái trước trán của ông Ricard hoạt động tích cực hơn so với phần não bên phải, giúp ông có trải nghiệm hạnh phúc dài hơn và giảm xu hướng tiêu cực.

Kết quả này khiến Ricard được cho là có chỉ số hạnh phúc lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, vị thầy tu 66 tuổi này không phải lúc nào cũng vui vẻ như vậy. Ông lớn lên ở Paris, là con trai của nhà triết học tự do nổi tiếng Jean-François Revel và bà Yahne Le Toumelin – một nữ họa sĩ theo trường phái trừu tượng. Ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành sinh vật phân tử học của Viện Pasteur năm 1972, ông đã đến Darjeeling, Ấn Độ và gặp Dilgo Khyentse Rinpoche, nhà tu hành Phật giáo vĩ đại thế kỷ 20.

Nhà tu hành Ricard

Nhà tu hành Ricard

Bài liên quan

Ông bắt đầu nghiên cứu Phật giáo sau đó trong một phần tư thế kỷ ông từ bỏ mọi quan hệ với thế giới phương Tây. 26 năm sau, ông nổi tiếng với cuốn sách bán chạy nhất “Nhà tu hành và Triết học”.

“Suốt 12 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm hiệu quả của biện pháp thiền tới khả năng tập trung và cân bằng cảm xúc. Kết quả là chúng tôi thấy được những người thiền trong quãng thời gian dài liên tục, khoảng 20 phút mỗi ngày trong ba tuần, có tiềm năng tận hưởng niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn”, Thiền sư chia sẻ.

Theo: nguoiduatin.vn

>>Xem thêm loạt bài về Thiền định tại đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm